10 thành kiến chúng ta cần phải vượt qua trong quá trình đổi mới sáng tạo thông qua ứng dụng Design Thinking

Những thành kiến nhận thức khiến hầu hết chúng ta trở thành những người thử nghiệm kém – cộng với việc chúng ta sống trong nền văn hóa tổ chức (và thường có tư duy cá nhân) trừng phạt những gì chúng ta coi là “thất bại”. Vì vậy các nhà đổi mới sáng tạo khó nhìn nhận sự thất bại của một ý tưởng là để học hỏi hơn là việc mắc lỗi. Tư duy thiết kế giải quyết những vấn đề trên được thể hiện qua nhiều lớp. Hãy bắt đầu xem xét lại chủ đề được nghiên cứu kỹ về lỗi của con người và cách nó cản trở việc đưa ra những lựa chọn tốt.

Chúng tôi muốn chỉ ra 10 thành kiến ​​cụ thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà đổi mới sáng tạo. Việc chống lại những thành kiến ​​phổ biến này có thể giúp chúng ta thử nghiệm thành công ý tưởng của mình. Đó chính là một khả năng của tư duy thiết kế. Chúng tôi chia 10 thành kiến này thành 3 nhóm thành kiến như bên dưới.

NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 1: Nguồn gốc của lỗi nằm ở chúng ta và cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới.

1. Thành kiến phỏng chiếu: đây là xu hướng lấy hiện tại để dự đoán cho tương lai, dẫn đến các dự đoán có xu hướng đánh giá quá cao mức độ mà tương lai sẽ giống với hiện tại. Dự đoán này về quá khứ của một nhà đổi mới sẽ gây khó khăn cho việc hình dung một tương lai mới, nhìn ra những ý tưởng khác biệt, mới lạ, cũng như đánh giá chính xác khả năng thành công của họ.

2. Khoảng cách nóng/lạnh: trạng thái cảm xúc của một nhà đổi mới, cho dù nóng (cảm xúc mạnh) hay lạnh (không cảm xúc), đã được chứng minh là gây  ảnh hưởng đến việc đánh giá giá trị tiềm năng của một ý tưởng, khiến họ định giá thấp hơn hoặc quá cao trong hiện tại, cản trở tính chính xác trong dự đoán của họ về cách người khác (thậm chí chính họ) sẽ phản ứng ra sao trong tương lai, khi trạng thái cảm xúc của họ khác nhau.

3. Khoảng cách cái tôi/thấu cảm: định kiến này khiến các nhà đổi mới luôn đánh giá quá cao sự tương đồng giữa những gì họ đánh giá và những gì người khác đánh giá, và áp đặt suy nghĩ và sở thích của họ lên người khác. Điều này dẫn đến việc tạo ra những ý tưởng mới mà họ đánh giá cao, nhưng những ý tưởng mà họ đang thiết kế thì không.

4. Nhận thức có chọn lọc/Tính cố định của chức năng: các nhà đổi mới đánh giá quá cao sự ảnh hưởng của một yếu tố gây thiệt hại cho những yếu tố khác, phản ứng thái quá và phớt lờ những yếu tố khác, dẫn đến đưa ra một loạt ý tưởng hẹp hơn.

TƯ DUY THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 1:

  • Chúng ta thu thập dữ liệu có chiều sâu hơn: bằng cách hòa mình vào trải nghiệm của người khác một cách sống động nhất có thể, và hạn chế đưa trải nghiệm của chính mình thành nguồn thông tin chính.
  • Chúng ta xem xét các quan điểm khác nhau: bằng cách làm việc với đội ngũ đa dạng, và thể hiện bản thân mình theo cách người khác mong muốn, giúp chúng ta làm nổi bật những thành kiến ​​tiềm ẩn của mình.

NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 2: Nguồn gốc của lỗi nằm ở những người mà thiết kế của chúng ta đang nhắm đến.

5. Khoảng cách Nói/Làm: các nhà đổi mới thường cố gắng hạn chế áp đặt thành kiến ​​của họ thông qua việc hỏi mong muốn của người dùng. Thật không may, người dùng thường không thể mô tả chính xác hành vi hiện tại của họ, cung cấp ít dữ liệu đáng tin cậy về nhu cầu và mong muốn sâu sắc hơn của họ, dẫn đến khoảng cách giữa “nói/làm”, giữa những gì họ nói bây giờ và những gì họ sẽ làm sau này. Nghiên cứu đã chứng minh rằng người tiêu dùng không phải là người dự đoán đáng tin cậy về hành vi mua sắm của họ.

6. Thành kiến phản hồi: trong một số tình huống, khoảng cách “nói/làm” ngày càng trở nên tồi tệ hơn, do xu hướng của người dùng cho chúng ta biết những gì họ nghĩ là điều chúng ta muốn nghe (không ai muốn làm tổn thương cảm xúc của chúng ta!), hoặc những điều khiến họ trông đẹp và được xã hội chấp nhận. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý đổi mới hiệu quả vì thường dẫn đến kết quả tích cực giả – người dùng cho chúng ta biết họ sẽ mua (nhưng họ sẽ không mua). Điều này khiến chúng ta đầu tư vào những ý tưởng mà cuối cùng sẽ thất bại.

 TƯ DUY THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 2:

  • Chúng ta đặt câu hỏi mở: các cuộc trò chuyện dân tộc học khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn được mở khóa thông qua việc thăm dò và tập trung vào trải nghiệm và hành trình.
  • Chúng ta tập trung vào hành vi chứ không phải ý định: Tư duy Thiết kế dạy chúng ta coi trọng việc quan sát và tập trung các câu hỏi dựa trên hành động, chứ không phải thái độ và ý kiến ​​(giúp người dùng thoát khỏi cảm giác bị đánh giá).
  • Chúng ta tận dụng các công cụ nhập vai: bảng phân cảnh và bản đồ hành trình làm cho các ý tưởng mới trở nên trực quan hơn và cho phép người dùng tiềm năng thấy được những điểm mạnh cũng như điểm chưa tốt thực sự của các giải pháp.

NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 3: Các nguồn lỗi liên quan đến cách chúng ta xử lý thông tin mà chúng ta thu thập.

7. Thành kiến về sự sẵn có: điều này khiến các nhà đổi mới đánh giá thấp những ý tưởng mà họ khó hình dung hơn. Vì sự quen thuộc của một ý tưởng có khả năng tỷ lệ nghịch với tính mới mẻ của nó, điều này dẫn đến việc đưa ra nhiều giải pháp hơn.

8. Sai lầm trong việc lập kế hoạch: khi các nhà đổi mới tạo ra những ý tưởng mới, họ thường nhìn thấy một tương lai quá màu hồng, điển hình là những dự đoán rất lạc quan về việc ý tưởng sẽ được đón nhận như thế nào, dẫn đến sai lầm trong việc “lập kế hoạch”. Bởi vì, họ ít khi xem xét về khả năng thất bại có thể xảy ra.

9. Hiệu ứng sở hữu: sự gắn bó của các nhà đổi mới với những ý tưởng ban đầu khiến việc từ bỏ giải pháp hiện tại của họ trở nên khó khăn hơn là nhận được một giải pháp mới và cải tiến.

10. Thiên kiến xác nhận: có lẽ đây là khuynh hướng thường được thảo luận nhiều nhất, các nhà đổi mới tìm kiếm các dữ liệu hỗ trợ các giải pháp của họ và khó nhận ra dữ liệu không đồng thuận với họ. Thậm chí, người ra quyết định đưa ra thành kiến, nhưng họ thường không sửa được.

TƯ DUY THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI NHÓM THÀNH KIẾN THỨ 3

  • Chúng ta coi mọi thứ như một giả thuyết cần được kiểm tra: chúng ta tích cực tìm kiếm dữ liệu không xác nhận và cố gắng làm nổi bật các giả định của chúng ta trong quá trình tạo mẫu.
  • Chúng ta tìm ra nhiều sự chọn lựa: bằng cách thử nghiệm đồng thời nhiều giải pháp, Tư duy Thiết kế giúp chúng ta đầu tư ít hơn vào bất kỳ lựa chọn nào, và có thể dễ dàng bỏ qua “đứa trẻ” bên trong.
  • Chúng ta đồng sáng tạo: chúng ta trì hoãn việc chấp nhận các thỏa hiệp và đưa ra sự hợp tác trên nhiều khía cạnh khác nhau để xây dựng các giải pháp tốt hơn.

Tuy nhiên, các cá nhân không phải là những người duy nhất mắc phải những thành kiến ​​làm trầm trọng thêm lỗi. Các tổ chức cũng mắc lỗi tương tự như vậy – điển hình là xoay quanh những thách thức lấy khách hàng làm trung tâm thay vì tập trung vào tổ chức. Ngoài ra, cách họ coi việc thất bại của các ý tưởng trong quá trình thử nghiệm là sự kém cỏi (thay vì học hỏi).

Nghiên cứu hiện đã chứng minh khá rõ ràng thiết kế đã định hình tốt văn hóa tổ chức theo những cách giúp họ vừa hướng đến học tập, trau dồi hơn vừa lấy người dùng làm trung tâm.

Biên dịch: Lưu Gia Phụng (Theo https://ideas.darden.virginia.edu/innovators-journe)

Leave a Reply