SỨC MẠNH CỦA CÁC NGOẠI LỆ TÍCH CỰC – Một phương pháp nhận thức lại vấn đề trong giải quyết vấn đề

Khởi đầu, Tania và Brian Luna đã không có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc bởi vì giữa họ vẫn tồn tại một vấn đề cứ lặp đi lặp lại: họ thường cãi nhau lớn tiếng về những việc nhỏ nhặt như dọn dẹp nhà cửa, chi tiêu hoặc chăm sóc chó cưng.  Trong khi mọi cặp đôi khác thỉnh thoảng mới xung đột với nhau, còn với Tania và Brian, những cuộc xung đột diễn ra thường xuyên đến nỗi họ cảm thấy cuộc sống đang dần bế tắc.  Sau khi điều này xảy ra một vài lần, họ đã bắt đầu phân tích vấn đề. Tại sao cuộc chiến của họ lại trở nên tồi tệ như vậy? Như Tania đã nói với tôi: “Trọng tâm ban đầu của chúng tôi là tìm hiểu nguyên nhân vì sau chúng tôi cứ hay cãi vả. Chúng tôi xem xét những gì đã nói với nhau và dành thời gian tập trung vào những điều sâu sắc như giá trị quan và môi trường mà chúng tôi đã lớn lên.”

Hãy lưu ý đến mô hình ở đây. Khi nói đến các vấn đề về con người, chúng ta thường mặc định tìm kiếm những lời giải thích sâu sắc trong quá khứ, có lẽ được truyền cảm hứng từ Sigmund Freud: Đó hẵn phải là một cái gì đó xảy ra trong thời thơ ấu của chúng ta. Việc đóng khung vấn đề như vậy có thể đúng, nhưng cũng rất khó để giải quyết vấn đề. Tương tự đối với việc đóng khung “giá trị” như: “Chúng ta chỉ có những giá trị quan khác nhau, em yêu à. Anh coi trọng sự tiến bộ, và em coi trọng việc trở thành một kẻ ngốc. Rất vui vì chúng ta đã làm sáng tỏ điều đó.” Trong trường hợp của Tania và Brian, những kiểu đóng khung đó không mang lại giá trị gì cả. Điều đã mang lại giá trị là việc phân tích của họ về một ngoại lệ tích cực. Như Tania giải thích:  “Một ngày nọ, chúng tôi có một cuộc trò chuyện trong bữa sáng về ngân sách gia đình của chúng tôi, nó diễn ra rất suôn sẻ và chẳng có vấn đề gì. Cùng một chủ đề, dường như nó có thể phức tạp và khó chịu vào ban đêm nhưng lại dễ dàng sau khi chúng tôi ngủ nghỉ và ăn uống. Điều đó khiến chúng tôi phải dừng lại và suy ngẫm về những gì đang diễn ra. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra điểm chung của hầu hết các cuộc tranh luận: chúng đều diễn ra sau 10 giờ tối. Chúng tôi không tranh cãi vì các giá trị quan khác nhau. Chúng tôi cãi nhau bởi vì chúng tôi buồn ngủ, đói và do đó cáu kỉnh.”

Việc nhận thức lại vấn đề khiến Tania và Brian đưa ra cái mà họ gọi là “Quy tắc 10 giờ.” “Tóm lại: chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ chủ đề nghiêm trọng hoặc gây tranh cãi nào sau 10 giờ tối. Và nếu một trong số chúng tôi cố gắng khởi đầu một cuộc chiến, người kia chỉ cần nói “quy tắc 10 giờ!” và mọi cuộc cãi vã phải dừng lại. Quy tắc đó đã là công cụ giải quyết vấn đề tốt nhất của chúng tôi và đã đưa chúng tôi trải qua gần một thập kỷ hôn nhân rất hạnh phúc :-).” Câu chuyện bên trên củng cố một điểm chính của cuốn sách này: thường có nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Chẳng hạn, nếu Tania và Brian chọn tham gia trị liệu cặp đôi, thì rất có thể họ đã giải quyết được vấn đề, hoặc ít nhất là tìm ra cách để đối phó với nó. Và cuối cùng, họ đã tìm ra cách tốt hơn để tiến tới bằng cách chú ý đến một câu hỏi khác: Khi nào chúng ta không gặp vấn đề này? Có điểm sáng nào không?

Đây là câu chuyện được trích ra từ cuốn sách KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ của Harvard Business Review, được WeTransform phát hành phiên bản tiếng Việt.

Leave a Reply