GEN Z STORIES: LUÔN GIỮ TINH THẦN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đổi mới sáng tạo là một từ khóa nổi bật trong những năm gần đây. Đổi mới sáng tạo là một điều kiện tiên quyết và là một thế mạnh đối với các công ty Startup, SME, các tập đoàn lớn… Đổi mới sáng tạo quan trọng đến thế, mang lại nhiều lợi ích như thế, vậy chúng ta đã chú trọng phát triển sự sáng tạo, đổi mới tại Việt Nam như thế nào, đặc biệt ở cấp đại học? Để hiểu hơn về quy trình ươm mầm tài năng sáng tạo, đổi mới tại đại học, hôm nay chúng ta sẽ gặp gỡ bạn Ngô Lê Thanh Trang – Chủ tịch câu lạc bộ khởi nghiệp Flagship, trường Đại học Quốc tế Hồ Chí Minh. Cùng theo dõi Recap tập 3 với chủ đề: “Luôn giữ tinh thần đổi mới sáng tạo trong mô trường khởi nghiệp” của Gen Z Stories nhé!

Sơ lược về Trang

Trang hiện đang là Chủ tịch Câu lạc bộ khởi nghiệp Flagship. Theo Trang, đây là công việc khá thú vị và cô bạn luôn mang tinh thần “càng kỷ luật càng tự do”. Trang nghĩ mình cần dành nhiều thời gian cho sự đổi mới và là người thích tạo ra xu hướng. Trang hiện đang học tại trường nên tham gia nhiều cộng đồng, nhóm học tập, làm việc, câu lạc bộ,…Trang là kiểu người linh động giữa cách làm việc multitask và giải quyết từng việc một.

Vì sao Trang chọn Flagship để cống hiến?

Hồi còn là học sinh, Trang đã có xu hướng là Leader và đã từng tham gia tổ chức một số sự kiện về giải trí, học thuật. Trang nghĩ khởi nghiệp là tiên phong, là giải quyết vấn đề xã hội. Trang cũng có nhu cầu giúp đỡ người khác, cống hiến cho mọi người. Trang còn sợ bị lãng quên nên nếu tạo được thứ gì đó sẽ không bị quên. Nói về cơ hội nào đưa cô bạn tới CLB khởi nghiệp Flagship thì khi đi sinh hoạt đoàn khoa đón chào sinh viên, Trang thấy yêu thích màu áo cam nên bị thu hút, bên cạnh đó, cô bạn muốn có một mái nhà để học tập và gắn bó nên tham gia CLB luôn.

Miêu tả sơ qua về một số thành tích và khó khăn của Trang khi điều hành CLB

Về thành tích, trong quá trình phát triển, Fanpage đã tăng lượng like lên 1000 hoặc hơn. Trong lòng các bạn sinh viên, CLB đã có chỗ đứng nhất định. Trang cũng giới thiệu CLB cho một số bạn bè và các bạn cũng rất hứng thú tham gia.

Về khó khăn, Trang nghĩ khó khăn từ cả bên trong và bên ngoài. 

Trong nội bộ, thứ nhất là CLB chưa có cấu trúc hoạt động ổn định. Thứ hai, nguồn tài chính cũng chưa ổn định. Thứ ba, nhân sự ở khắp các nước Hồ Chí Minh nên tập trung lại khó và việc tạo động lực cho các bạn cũng không dễ dàng gì. Vì CLB không trả lương nên Trang phải tập trung thúc đẩy tinh thần các bạn. Các bạn vào CLB để học hỏi nên Trang cũng chú ý tạo môi trường học tập cho các bạn. Trang có tổ chức các buổi đào tạo và mời các diễn giả tham gia. Sau khi tổ chức thì nhóm họp lại trao đổi điểm nào tốt và chưa tốt để tiếp tục cải thiện. Trang có thảo luận về lợi ích với diễn giả trước là sẽ hỗ trợ truyền thông cho họ và đổi lại họ sẽ cung cấp kiến thức qua các buổi đào tạo. 

Về đối ngoại bên ngoài, Trang luôn quan niệm mình cần biết CLB có gì, cần làm gì cho đối tác. Sau đó, Trang cũng cần tìm hiểu mình gặp ai, đơn vị nào, họ làm việc như thế nào, có thể biết khi tiếp xúc với người đại diện hoặc qua email, kênh truyền thông báo chí. Việc hiểu nhu cầu 2 bên là quan trọng. Sau đó, nhóm sẽ chuẩn bị phương án hợp tác, bản kế hoạch chương trình, hồ sơ đồng hành, các mốc thời gian cần hoàn thành, các phương án đề xuất để giải quyết công việc là gì. Trong quá trình làm việc, Trang sẽ nói chuyện, hỏi thăm, tạo mối quan hệ trước để công việc thuận lợi hơn. Trang ưu tiên các bên đối tác quan tâm đến sinh viên, tuyển sinh viên vào làm việc hơn nên sẽ hướng đến các đối tác như vậy. Khi làm việc, cũng có một số bên đối tác “rủ rê” cô bạn về làm chung. Năm ngoái là 3 lần, năm nay là 1 lần. Trang nghĩ nếu nhận thêm công việc từ họ sẽ không có thời gian cho CLB nên không nhận. Sau đó, Trang có giới thiệu cho các bạn trong CLB cùng làm nhưng các bạn vào làm cảm thấy không phù hợp bởi vì khối lượng công việc bên Start-up khá nặng nên sau vài tuần thì rút lui.

Trang có nghĩ mình là Gen Z không và Trang nghĩ như thế nào về Gen Z?

Trang nghĩ mình ở thế hệ nào cũng được. Trong cuộc gặp gia đình thì Trang gặp nói chuyện với ai cũng được. Nhưng bản thân cung có tính cách của Gen Z, thích ứng nhanh, đi theo xu hướng, thích vui vẻ. Trang nghĩ đặc trưng của Gen Z đáng tự hào là: Thích nghi, sáng tạo cao, vui, có thể tìm tiếng cười trong những việc nhỏ nhặt. Gen Z đề cao niềm vui và nhu cầu cá nhân.

Trang nghĩ thế nào về sáng tạo trong công việc tại CLB?

Về cơ bản, Trang nghĩ start-up là giải quyết những vấn đề chưa ai giải quyết, vấn đề tồn đọng trong xã hội. CLB cũng có những tài liệu nhưng đã cũ nên cần cập nhật lại cho phù hợp bối cảnh, người điều hành. Sáng tạo trong khuôn khổ giúp Trang không bị lạc đề. Để áp dụng, Trang sẽ đặt ra yêu cầu những yêu cầu về nội dung để định hình chương trình như thế mọi việc sẽ ổn. Khi Trang làm việc, mọi thứ đã có quy trình nên phải luôn tự nhắc mình và thành viên phải có tư duy sáng tạo trong công việc.

Các trường đại học mở CLB sáng tạo trong trường có phải xu hướng không? 

Tranh chưa đủ khả năng thẩm định (cô bạn cười xòa), nhưng đây là một phong trào từ năm 2016 và duy trì tới giờ. Thủ tướng đã có một số đề án hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường đại học.

Trang có thể nói một chút về dự án của CLB không?

CLB có đồng hành với 2 dự án là supply chain và tâm lý. Do vướng vào dự án khác nên CLB không đi cùng dựa án tâm lý được. Thường thì CLB giúp hỗ trợ truyền thông nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu có Workshop, các bạn trong CLB cùng nhau tìm hiểu, tham gia. Đó là cách nhóm cùng nhau tiến bộ.

Trang có thích thương hiệu nào không?

Trang thích thương hiệu Bitis, thiết kế không bị một màu, sáng tạo. Trang thấy Bitis rất hợp thời, những thiết kế có mẫu giày kết nối với giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. 

Về kỹ năng, Trang nghĩ các bạn trẻ cần phát triển kỹ năng gì?

Trang nghĩ đó là kỹ năng hệ thống vấn đề. Khi học một đề toán thì cần phải tóm tắt vấn đề, đâu là luận điểm chính, phụ, kết luận. Từ tư duy hệ thống đó mọi người có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề. Về tinh thần sáng tạo, Trang khuyến khích mọi người nói ra ý kiến, phù hợp hay không đều tốt. Ai cũng được lắng nghe, góp ý. Suy nghĩ khác đi và có tư duy cùng tiến cũng rất quan trọng. Đối với Trang, khi ở vị trí Chủ tịch CLB thì khả năng thuyết phục là quan trọng. Vì trong buổi thuyết trình, phải có tư liệu, hiểu chủ đề, chuẩn bị kỹ càng và sắp xếp kiến thức theo logic hợp lý để thuyết phục khách hàng. Trang cũng tập cho mình thói quen nói có sách, mách có chứng, số liệu dẫn chứng như thế nào, khả năng thành công trong tương lai ra sao. 

Hiện tại, có điều gì Trang đang ấp ủ thực hiện nhưng thiếu nguồn lực không?

Hiện tại, Trang muốn viết Blog nhưng vẫn chưa có thời gian viết. Dự định Trang sau nhiệm kỳ sẽ dành thời gian viết về các kiến thức cô bạn đã được học để truyền lại và lan tỏa đến mọi người xung quanh.

Kết thúc buổi nói chuyện, Trang đã lan tỏa được một tinh thần đổi mới sáng tạo đến với người nghe Podcast. Trang không chỉ để lại ấn tượng là một cô gái có trách nhiệm, dũng cảm, dấn thân mà còn là hình ảnh của một Leader tài giỏi và yêu thương mọi người. Buổi Podcast không những cho chúng ta kiến thức về tinh thần đổi mới sáng tạo mà còn là nguồn động viên quý giá cho những ai đang bước đi trên con đường đổi mới, khởi nghiệp hay chuyển hướng sự nghiệp. Hy vọng Podcast sẽ là “vitamin” tiếp thêm năng lượng ngày mới cho các bạn nhé!

Emily Phạm

Leave a Reply