GEN Z STORIES: HỌC HỎI TỪ ĐÀN ANH, ĐÀN CHỊ ĐỂ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC ĐI ĐÚNG HƯỚNG

Điều hành tổ chức để đi đúng hướng là hành trình gian nan và đầy thử thách. Nếu tổ chức đi đúng hướng ngay từ đầu sẽ giảm thiểu chi phí sai lầm, khả năng thất bại, mâu thuẫn giữa nhân sự,…Vì thế, tập Podcast thứ 2 của Gen Z Stories với chủ đề: “Học hỏi từ đàn anh, đàn chị để điều hành tổ chức đi đúng hướng” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới hơn về việc điều hành tổ chức dưới góc nhìn của một bạn trẻ tiêu biểu là Nguyễn Thi Mộng Tuyền – Giám đốc dự án Meet To Read. Cùng đọc qua Recap của Podcast nhé!

Tuyền là người chạy theo xu hướng hay tạo ra xu hướng?

Trả lời câu hỏi một cách vui vẻ, Tuyền tự nhận mình là người sống trong thế giới của riêng mình, cô bạn không chạy theo xu hướng, thậm chí là tách biệt xu hướng.

Cách làm việc của Tuyền như thế nào?

Tuyền thích làm trên máy tính hơn điện thoại, làm từng việc một, xong rồi chuyển sang việc khác chứ không làm multitask.

Mối quan tâm của Tuyền hiện tại là gì?

Hiện tại Tuyền đang làm sinh viên năm cuối nên Tuyền sẽ tập trung vào việc học và chạy dự án. 

Nói về Mentor, hiện tại dự án có Mentor nào không và riêng Tuyền, bạn có Mentor nào không?

Khi Tuyền chạy dự án, các anh chị trong dự án vẫn hỗ trợ Tuyền từ phía sau chứ không theo sát. Khi Tuyền có khó khăn gì Tuyền sẽ hẹn anh chị ra quán cà phê nói chuyện và nhờ anh chị hướng dẫn. Về Mentor cá nhân, khi làm nghiên cứu khoa học ở đại học, Tuyền có giáo viên hướng dẫn, cũng xem như là Mentor. Theo Tuyền, lý do vì sao các bạn Gen Z tìm Mentor cho mình vì nhiều lúc các bạn mất phương hướng trong sự nghiệp, cuộc sống cần định hướng lại hoặc các bạn ấy có mục tiêu nhưng chưa có kế hoạch hành động thì sẽ cần Mentor hướng dẫn. Mentor đầu tiên của Tuyền là hồi cấp 2, cô dạy tiếng anh của Tuyền. Khi cô dạy Tuyền cô còn dạy cả kỹ năng thích ứng với cuộc sống nội trú, điều này giúp ích cho Tuyền rất nhiều.

Dự án Meet To Read có gì khiến Tuyền thấy thú vị?

Dự án có 2 mục tiêu cốt lõi, lãnh đạo dự án hướng đến mục tiêu tạo ra lãnh đạo trẻ, đóng góp cho xã hội. Điều làm Tuyền cảm thấy thú vị vì dự án tạo ra cho các bạn trẻ không gian, trao cơ hội để làm giám đốc dự án vì nếu đi làm chưa chắc Tuyền được đảm nhiệm vị trí lớn như vậy.

Điều gì làm Tuyền cảm thấy khó khăn?

Điều làm Tuyền cảm thấy khó khăn khi điều hành tổ chức của mình là quản lý nhân sự, đây là một nhân tố thường xuyên biến động, không đoán trước được. Các bạn trẻ tham gia chương trình chưa chắc đã hiểu được giá trị của chương trình, nên chưa cam kết cao với dự án. Tuyền cũng hơi khó khăn để khiến các bạn thấy được giá trị của chương trình, lợi ích khi tham gia chương trình. Phần mà Tuyền giải quyết được là trò chuyện với nhiều người hơn, tìm các đối tác phù hợp với chương trình. Tuyền thể hiện sự táo bạo, can đảm của mình nên các anh chị cũng tạo điều kiện và đóng góp nhận xét để mình phát triển. Truyền mong là rèn luyện từ từ sẽ nâng cao khả năng đối nội, đối ngoại của mình. Việc cố gắng hoàn thiện bản thân của Tuyền thể hiện sự tâm huyết với công việc và sự tận tụy với đàn em của mình của Tuyền. 

Tuyền thấy hiệu quả của các buổi training như thế nào?

Thật ra, Tuyền thấy hơi thất vọng, các bạn trẻ tham gia dự án rất nhiệt huyết. Tuyền cũng mời diễn giả về training nhưng khi training, các bạn trầm lắng kỳ lạ, các bạn cũng không đặt câu hỏi gì nhiều. Điều này khiến Tuyền đặt ra câu hỏi rất lớn về hiệu quả của các buổi training.

Tuyền nghĩ sao về khoảng cách của việc học và làm?

Năm ngoái, Tuyền đi theo anh Giám đốc và mỗi ban Tuyền đều tham gia, đến năm nay Tuyền mới có cơ hội áp dụng kiến thức vào các dự án. Việc này rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức và thực hành.

Tuyền nghĩ sao về Gen Z?

Theo Tuyền, Gen Z có xu hướng tiếp thu thông tin nhiều nên lạc lối. Để không bị lạc, Tuyền sống cuộc sống riêng của mình, chỉ dành một khoảng thời gian ngắn để lên mạng đọc tin tức, còn lại Tuyền đọc luận văn để tiêu thụ, tuần nào cũng có báo cáo, deadline. Việc làm truyền thông, fanpage thì Tuyền sẽ sắp xếp thời gian đúng thời điểm các bạn đăng bài xong thì Tuyền sẽ lên like, comment tăng tương tác. Hồi cấp 3, Tuyền xem phim, chơi facebook nhiều nên suốt ngày dùng điện thoại. Hiện tại Tuyền dùng những kênh khác với mục tiêu là nạp kiến thức. 

Vậy Tuyền có những cách nào để tạo ra sản phẩm của mình? 

Năm 1, năm 2 Tuyền tham gia hoạt động khác để có cơ hội viết ra nhiều thứ, tám chuyện với các bạn trong lớp. Đó xem như là đầu ra cho kiến thức của Tuyền đó. 

Theo Tuyền, kỹ năng nào quan trọng nhất đối với các bạn trẻ?

Tuyền nghĩ đó là làm việc nhóm, thuyết trình, thuyết phục.

Meet to read liên quan đến văn hóa đọc nhiều, không biết nhóm đã lan tỏa tinh thần này đến cộng đồng như thế nào?

Việc đọc theo Tuyền không chỉ là đọc sách mà còn là nghe podcast. Các bạn trong dự án thường cùng nhau chia sẻ podcast thú vị. Có bạn sau khi cùng nghe podcast thấy thú vị với ngành nghề nào đó và đi theo luôn. Dự án không chỉ mang lại ý nghĩa về kiến thức, các mối liên hệ có giá trị và cộng đồng cho các bạn mà còn giúp các bạn có cảm giác mình đóng góp những điều tích cực cho cuộc sống. 

Theo Tuyền, công nghệ giúp gì cho Tuyền?

Tuyền thích việc sử dụng Zalo làm công cụ trao đổi thông tin, sắp xếp kế hoạch vì Tuyền thấy nó có hiệu quả hơn.

Tuyền có kỳ vọng gì ở tương lai không?

Tuyền vẫn chưa rõ là mình muốn trở thành ai, nên Tuyền cứ dấn thân vào trước để biết điều gì phù hợp với mình đã. Còn trẻ, còn có cơ hội nên cứ dấn thân thử và sai đi.

Nói về Gap Year, Tuyền nghĩ là mình chỉ cần bình tâm 1-2 tháng sau khi tốt nghiệp thôi, chắc sẽ không Gap Year tới 1 năm. 

Suốt quá trình nói chuyện, Tuyền đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và suy nghĩ của mình trong quá trình làm dự án. Cô bạn cũng bày tỏ sự thoải mái của mình khi tham gia Podcast. Hy vọng qua buổi nói chuyện này, các bạn có thêm những kiến thức bổ ích cũng như tìm được cho mình những “điểm sáng” ý tưởng để có được một hướng đi, một giải pháp cho vấn đề của mình nhé.

Theo dõi podcast Gen Z Stories trên Spotify tại đây.

Emily Phạm


Gen Z – Full book by Huynh Huu Tai

Leave a Reply

WeTransform