Vì sao Design Thinking được nhiều chuyên gia trên thế giới yêu thích?

“Tôi yêu tư duy thiết kế vì nó có tiềm năng trả lời hai câu hỏi cơ bản trong mọi quá trình đổi mới sáng tạo: Chúng ta có đang thiết kế một sản phẩm đúng đắn không? Và chúng ta có đang thiết kế sản phẩm đúng cách không? Đối với tôi, câu hỏi đầu tiên luôn là câu hỏi quan trọng nhất, điều đó có nghĩa là chúng ta cần thực hiện công việc ban đầu một cách kỹ lưỡng bằng cách thực sự khám phá và tò mò về con người và thế giới mà họ sinh sống.”

Rasmus Thomsen (Giám đốc Thiết kế & Đối tác tại đơn vị đổi mới sáng tạo chiến lược IS IT A BIRD.)

“Tư duy thiết kế buộc chúng ta phải cởi mở, buông bỏ các giả định, thử nghiệm, đón nhận sự bất an và ‘thất bại’ và trên hết: tin tưởng vào quy trình. Đối với tôi, tư duy thiết kế là một phương tiện mạnh mẽ để khiến những điều tuyệt vời xảy ra giữa con người trong khi họ thiết kế cho con người. Tôi rất cảm kích vì đã đóng góp vào quá trình này mỗi ngày!”

Kristine Biegman (Nhà đào tạo/Huấn luyện viên/Người hướng dẫn thiết kế lấy con người làm trung tâm GmbH, Berlin)

“Tư duy thiết kế thực sự là tư duy cho mọi người. Đó là quá trình tư duy vì những người mà chúng ta hướng đến khi phát triển sản phẩm, và cả những người không thuộc nhóm đó.”

Katja Holtta-Otto (Giáo sư Phát triển Sản phẩm, Design Factory, Đại học Aalto)

“Tư duy thiết kế là bộ công cụ kỳ diệu của tôi, bộ công cụ mà tôi có thể cùng với khách hàng tạo ra sản phẩm phù hợp.”

Armin Egli (Chuyên gia tư vấn và giảng viên UX về Trải nghiệm người dùng và Đổi mới sáng tạo)

“Sự mơ hồ bao quanh chúng ta ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Tư duy thiết kế không chỉ cung cấp một tư duy để giải quyết các vấn đề trong một thế giới mơ hồ mà còn nhằm tận hưởng chúng một cách triệt để.”

Laurène Racine (Quản lý Sản phẩm tại Ava)

“Tư duy thiết kế không chỉ là một phương pháp hay quy trình, đó là tư duy về cách bạn tiếp cận những thách thức. Nó giúp chúng tôi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị thực sự cho mọi người và mang lại cho chúng tôi sự tự tin sáng tạo để định hướng bối cảnh của một thế giới luôn không ngừng thay đổi.”

Steffi Kieffer (Huấn luyện viên Tư duy Thiết kế & Chiến lược gia Thiết kế tại relevate.)

“Tư duy thiết kế không chỉ là một quy trình, đó là một nền văn hóa có sức mạnh to lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc biến thực tại thành một thứ gì đó có ý nghĩa đối với con người.”

Andrés Bedoya (Giám đốc Dự án Đổi mới sáng tạo, d.school Paris tại École des Ponts)

“Trong thế giới toàn cầu hóa ở cấp độ cao mà chúng ta đang sống, cần có những ý tưởng mới có thể giúp cải thiện cuộc sống của chính chúng ta, và đó là lý do chính xác nhất lý giải vì sao việc đổi mới sáng tạo luôn rất quan trọng. Tư duy thiết kế là cách tốt nhất để hiện thực hóa những ý tưởng đó thông qua một nhóm liên ngành với mục tiêu lấy người dùng làm trung tâm.”

Jessica Dominquez (Doanh nhân và Nhà thiết kế Tự do)

“Tư duy thiết kế đã thay đổi cách tôi nhìn nhận về con người, cuộc sống và trải nghiệm. Nó đã giúp tôi ngừng lại để tự hỏi bản thân xem điều gì đang ẩn giấu bên dưới hành vi của mọi người và thấu hiểu họ hơn.”

Denise Pereira De Carvalho (Nhà lãnh đạo đổi mới sáng tạo Brazil – DuPont Do Brasil)

“Tư duy thiết kế rất quan trọng đối với tôi vì nó luôn đặt nhu cầu của tất cả các bên liên quan lên hàng đầu và giúp ích trong việc tránh tạo ra những sản phẩm bị quá tải về chức năng.”

Christian Hohmann (Giảng viên về Đổi mới Sản phẩm, Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Lucerne)

“Đối với tôi, tư duy thiết kế kết nối trái tim và khối óc của tôi một cách sáng tạo. Đó là sự kết hợp mạnh mẽ của tư duy, quy trình và công cụ cho phép bạn thấu cảm sâu sắc với người dùng và khám phá các cơ hội kinh doanh chiến lược mới. Tôi thích cách nó thử thách cả bán cầu não trái và phải của tôi.”

Ingunn Aursnes (Quản lý cấp cao, Thiết kế Kinh doanh. Sopra Steria)

“Tới thời điểm hiện tại, tôi đã sử dụng tư duy thiết kế không chỉ về mặt chuyên môn, cho việc phát triển các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới. Tư duy này cũng đã trở nên quan trọng trong cuộc sống riêng của tôi, chẳng hạn khi chúng tôi lên kế hoạch cho đám cưới của mình – một dự án phức tạp đầy mơ hồ. Tư duy thiết kế giúp tập trung vào nhu cầu của con người mà không làm mất đi tính khả thi về mặt kỹ thuật và về kinh tế. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời.”

Philipp Guggisberg-Elbel (Tư vấn Thiết kế Doanh nghiệp tại mm1 và giảng viên)

“Một trong những thách thức lớn nhất chính là việc thoát khỏi lối ‘tư duy trong giải pháp’ của chúng ta và hiểu vấn đề một cách tổng thể trước khi chúng ta bắt đầu phát triển các giải pháp. Tư duy thiết kế giúp chúng ta kích thích bản năng tò mò của mình, nghi ngờ các giả định và gặp gỡ khách hàng của chúng ta với một tâm thế cởi mở.”

Mariam Hartmann (Giảng viên Tư duy Thiết kế tại Đại học Khoa học Ứng dụng của Grisons; Người điều phối Tư duy Thiết kế tại F. Hoffmann – La Roche)

“Tư duy Thiết kế cho phép bạn hiểu được người dùng của mình, những người đều là những đối tượng duy nhất và cho phép bạn làm việc với những người có hoàn cảnh khác với bạn. Bằng cách kết hợp tất cả những đặc điểm và sự khác biệt đó, bạn có thể có được những khám phá đáng kinh ngạc và thực sự trở nên sáng tạo và đổi mới. Đó là một cơ hội rất tuyệt vời để hiện thực hóa điều gì đó.”

Alice Froissac (Đồng sáng lập & chuyên gia tư duy thiết kế tại Openers – ME310 Alumni d.school Paris)

“Tư duy thiết kế có thể giải quyết ba vấn đề lớn nhất trong tổ chức: tâm lý chia cắt theo phòng ban, rào cản thứ bậc và thiếu định hướng khách hàng.”

Beat Knüsel (CEO Trihow AG)

“Tôi thích nhất tư duy ‘THẤT BẠI NHANH, THẤT BẠI SỚM, THẤT BẠI ÍT TỐN KÉM’ vì thái độ này nuôi dưỡng tính thực dụng và đồng thời giữ cho chủ nghĩa hoàn hảo được theo đuổi. Nhờ những lần thử nghiệm MVP, mô hình kinh doanh và những quyết định đầu tư có thể được thực hiện rất nhanh và sự tập trung vẫn hướng đến người dùng.”

Esther Moosauer (Cố vấn phòng Tư vấn Công nghệ tại EY – Ernst & Young AG ở Zurich)

“Định hướng cho việc phát triển sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong. Nhưng khách hàng mới là người mua sản phảm chứ không phải những người bên trong doanh nghiệp, nên việc xác định nhu cầu của khách hàng rất quan trọng. Đây chính xác là điểm mạnh của tư duy thiết kế được thể hiện trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm.”

Pascal Henzmann (Giám đốc dự án của nhóm quản lý đổi mới sáng tạo tại Helbling Technik AG)

“Phương pháp Agile và tư duy thiết kế đều cùng dựa trên một tư duy tương tự giúp chúng ta tập trung trở lại vào khách hàng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho và với khách hàng trong thế giới VUCA.”

Christian Langrock (Giám đốc đổi mới sáng tạo của Hamburger Hochbahn AG)

“Tư duy thiết kế bổ sung cho văn hóa phân tích cũng như quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định của chúng tôi. Đặc biệt là kết hợp với các cách tiếp cận khác như tư duy hệ thống, phân tích dữ liệu, khởi nghiệp tinh gọn, tư duy thiết kế có thể mang lại hiệu quả và giúp thực hiện những ý tưởng mới, cấp tiến.”

Patrick Link ( Giáo sư Đổi mới sáng tạo sản phẩm, Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Lucerne- Huấn luyện viên tư duy thiết kế và đổi mới sáng tạo tinh gọn – Đồng sáng lập Trihow AG)

“Nhiều ý tưởng hay không thất bại vì chúng tôi không thể thực hiện được. Chúng thất bại vì chúng tôi đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để phát triển các giải pháp tốt cho những câu hỏi sai. Tư duy thiết kế đảm bảo rằng chúng tôi xây dựng các sản phẩm thực sự giải quyết được nhu cầu của khách hàng và người dùng. Mô hình canvas tinh gọn là một công cụ có thể hỗ trợ hiệu quả cho chúng tôi trong cách tiếp cận này.”

Jens Springmann (Huấn luyện viên đổi mới sáng tạo tại các trường đại học chuyên nghiệp và giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học khác nhau)

“Cuối cùng, điều duy nhất quan trọng là kết quả (chuyển giao hoặc chết). Tư duy thiết kế không phải là một dạng hội thảo mà là một cách tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề. Tư duy thiết kế giúp làm điều đúng đắn, đó là nhận ra những kỳ vọng, mong muốn và nhu cầu của người dùng và khách hàng tiềm năng.”

Markus Durstewitz (Trưởng phòng Phát triển Phương pháp, Đổi mới và Tư duy Thiết kế tại Chiến lược của Airbus – Các Mô hình Kinh doanh và Dịch vụ Mới)

“Về cơ bản, tư duy thiết kế là điều hiển nhiên. Chúng ta không thể kinh doanh một cách bền vững nếu chúng ta không sản xuất thứ gì đó mang lại cho khách hàng giá trị gia tăng hấp dẫn. Bằng phương thức đồng sáng tạo, chúng tôi cộng tác chặt chẽ với khách hàng, trình bày rõ nhu cầu của họ và tạo ra giá trị gia tăng bền vững thông qua các đổi mới sáng tạo công nghệ.”

Bettina Maisch (Chuyên gia tư vấn chính cấp cao tại Siemens Corporate Technology – Giảng viên Đại học St. Gallen)

“Tư duy thiết kế đã thay đổi cuộc chơi đối với tôi. Nhưng điều quan trọng nhất đối với tôi là với tư duy thiết kế, chúng tôi có tư duy và phương pháp để từ đó chúng tôi không chỉ có thể sản xuất 1.000 mặt hàng tiêu dùng mới mà còn giải quyết được những thách thức lớn của thời đại vì một nền kinh tế và xã hội bền vững. Đối với tôi, đó là sự đổi mới sáng tạo có ý nghĩa.”

Dino Beerli (Người sáng lập & Giám đốc điều hành của Superloop Innovation, người khởi xướng “Những nhà đổi mới sáng tạo trẻ”)

Những ý kiến trên được trích từ cuốn sách THE DESIGN THINKING TOOLBOX. Tìm hiểu thêm cuốn sách trên Amazon.

Leave a Reply

WeTransform