9 BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ SẢN PHẨM Ở FACEBOOK


David Breger lý giải về 9 bài học đắt giá mà ông ấy rút ra trong thời gian làm việc tại Facebook ở vị trí Product Manager (PM) với hy vọng rằng những nhà quản lý sản phẩm mới có thể xử lý những vấn đề thường gặp một cách tốt hơn.


Bài học #1: Lên kế hoạch cho sự thành công

Các nhà quản lý sản phẩm thường có nền tảng về mặt dữ liệu/kỹ thuật, điều này có nghĩa rằng họ có kỹ năng phân tích và thường hay hoài nghi. Họ được huấn luyện để chuẩn bị cho sự thất bại, và vì vậy thường bất ngờ mỗi khi thành công đến. Thiết kế những sản phẩm đạt hiệu quả nếu họ thành công – nếu sản phẩm của bạn nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng như bạn mong muốn, liệu điều này có thể đối phó được không? Hãy áp dụng thái độ tương tự đối với sự nghiệp của bạn – liệu bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo?


Bài học #2: Đưa ra những ý kiến mạnh mẽ nhưng vẫn khách quan

Giữ vững niềm tin của bạn và tin tưởng chúng với niềm đam mê, nhưng bên cạnh đó quan trọng vẫn phải có cách nhìn linh hoạt khi quản lý một đội ngũ luôn đổi mới và đa dạng. Nhà quản lý sản phẩm cần biết cách dẫn dắt đồng đội thông qua niềm tin vững chắc, nhưng cũng sẵn sàng thay đổi hướng đi khi dữ liệu cho thấy sự thật không thể chối bỏ. Đây là một hành động tinh tế, nhưng mang tính cân bằng, thiết yếu.

Bài học #3: Hãy tập cách thích ứng

Là một nhà quản lý sản phẩm, bạn sẽ gia nhập một đội ngũ bao gồm các kỹ sư, nhà thiết kế và những người khác nữa. Bạn có thể cho thấy mình thuộc tuýp người luôn lường trước mọi việc. Hoặc bạn có thể cảm nhận nhiệt độ của căn phòng, và điều chỉnh nó dựa trên phong cách hiện có mà không cần phải áp đặt theo cách của bạn. Việc bản thân thích ứng với mọi người có thể dễ dàng hơn so với mong đợi người khác thích nghi với chính bạn.


Bài học #4: Dự đoán tương lai của sản phẩm

Những công ty đã chuẩn bị cho sự thành công dựa trên nền tảng di động trước khi chúng trở nên vượt trội đã giúp gia tăng được thị phần của họ và dẫn đầu thị trường. Dự đoán được những thứ sẽ trở nên phổ biến và đón đầu nó trước những người khác. Đây là phương thức chủ chốt giúp bạn nổi trội hơn trong cuộc cạnh tranh giữa những Product Manager – trở thành một trong những chuyên gia của một lĩnh vực mới mẻ nào đó, trước khi chúng trở nên hiển nhiên.


Bài học #5: Nếu bạn muốn hiểu được người dùng của mình, hãy xây dựng một đội ngũ đa dạng

Breger đã khẳng định rằng sở hữu một đội ngũ làm việc đa dạng mang tính chất quyết định trong việc thấu hiểu được người dùng và phát triển những sản phẩm mà họ mong muốn. Bằng cách thiết lập xung quanh mình những thành viên có nền tảng kiến thức đa dạng, bạn có thể xây dựng một môi trường nơi mà nhân viên có thể bổ sung cho nhau. Điều này cho thấy những quan điểm mới, vì vậy bạn có thể hưởng lợi từ những kiến thức mà có thể tự bản thân bạn không thể nghĩ ra được.


Bài học #6: Ở bên cạnh những người cho bạn lời khen

Bao quanh bạn với những người mà điểm mạnh của họ chính là đưa ra những lời khen đối với khuyết điểm của bạn, và ngược lại. Điều này cho phép bạn thành thật với những hạn chế của bản thân, và tìm kiếm được người có năng lực và khả năng mà bạn còn thiếu sót.


Bài học #7: Giao cho những người thông minh các dự án khó, và không lo ngại về nền tảng của họ.

Đừng lo lắng về nền tảng của thành viên khi giao công việc, thay vì vậy, hãy giao cho những thành viên thông minh những dự án khó vì họ sẽ có cách nhìn nhận nó dưới góc nhìn rất tươi mới. Thế giới sản phẩm luôn thay đổi không ngừng đến mức nền tảng đã không còn quan trọng bằng tài năng và sự thông minh.


Bài học #8: Mở rộng đội ngũ sản phẩm của bạn một cách chu đáo, nhưng chắc chắn rằng họ sẵn sàng cho sự thành công

Nắm bắt được giai đoạn của sản phẩm và những bộ tính năng mà bạn có. Chỉ định đúng người đúng lĩnh vực dựa trên một chiến lược và lộ trình rõ ràng. Một khía cạnh cơ bản để hình thành một đội ngũ lớn mạnh chính là đảm bảo các thành viên được trang bị để đón nhận thành công; những ý tưởng tốt dễ dàng bị đánh mất khi các thành viên không được cung cấp nguồn tài nguyên hoặc sự chú ý mà họ cần để đạt được thành công.


Bài học #9: Biết được bạn đang tìm kiếm điều gì trong sự nghiệp của mình, và làm mọi thứ để biến điều đó thành sự thật

Nhà quản lý sản phẩm phải có mục tiêu sự nghiệp và động lực để đạt được điều đó. Nếu không có tư duy phát triển này, bạn sẽ trở nên trì trệ và các thành viên trong đội ngũ của bạn cũng như thế. Hãy luôn luôn có mục tiêu sự nghiệp và tìm kiếm những cơ hội để đạt được điều đó; động lực cá nhân của bạn sẽ lan tỏa cho nhân viên, tạo dựng nên một đội ngũ hiệu quả và dồi dào.ển

phát triển sản phẩm

Leave a Reply