Lời giới thiệu cho cuốn sách: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp theo định hướng dữ liệu

Chúng ta vẫn cảm thấy rằng đây là thời kỳ bình minh của dữ liệu, vì thế có những ý kiến trái chiều về vấn đề: dữ liệu là gì, và ở mức độ cao hơn là dữ liệu quan trọng như thế nào đối với chúng ta. Dữ liệu thường xuyên được gọi là một loại nhiên liệu mới cho nền kinh tế; những người khác tranh cãi về điều này và muốn tập trung vào những thuộc tính có thể tái tạo của dữ liệu. Tại sao dữ liệu lại quan trọng đến như vậy trong khi vẫn còn có nhiều thứ khác thú vị hơn nhiều mà chúng ta có thể bàn luận đến?
Dữ liệu chắc chắn là thành phần cơ bản của bạn. Nó chính là nền tảng để chúng ta phát triển thành thông tin cũng như có được những hiểu biết sâu sắc (insight). Không có gì, thật sự không có gì xảy ra khi một công ty nào đó không có một phần dữ liệu thuộc về nó. Một số mảng dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với mọi quá trình, mọi sự tương tác. Vậy tại sao kỷ luật của việc chăm sóc và khai thác nó lại như một khái niệm tương đối mới mẻ như thế?
Chúng tôi tin rằng có nhiều lý do để lý giải cho điều này, bao gồm tất cả những ai tin rằng một người nào đó đang thực hiện nó, điều này thường chưa bao giờ kết thúc tốt đẹp. Nhiều doanh nghiệp đã có thói quen mặc định rằng bộ phận công nghệ thông tin (IT) đảm nhiệm về dữ liệu, bởi vì nó nằm trên hệ thống mà họ quản lý. Tuy nhiên, bộ phân IT lại nghĩ rằng các bộ phận khác trong tổ chức đang chịu trách nhiệm về dữ liệu, bởi đó là nơi dữ liệu đang được tạo ra và sử dụng. Điều thật sự đang diễn ra lúc này là “vành đai trắng” đang được tạo ra ở nơi mà không bộ phận nào của doanh nghiệp nhìn nhận được giá trị thực sự của dữ liệu và những gì nó có thể làm cho một công ty. Về cơ bản, chúng ta không nhìn nhận hay đối xử với dữ liệu như một tài sản quý giá. Cũng như mọi người, chúng tôi thực chất ném hết dữ liệu đi, chỉ sử dụng trong muộn màng để chỉ ra hiệu suất trong quá khứ thông qua những báo cáo quản lý, bản đánh giá và bảng điều khiển (dashboard) chẳng hạn.
Những bài viết trên mạng xã hội hiện nay chứa nhiều thông tin hơn những báo cáo của Bộ An ninh Quốc gia Cộng hòa Dân chủ Đức từng có trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Chúng ta cung cấp cho các trang web mua sắm về nguyện vọng mua hàng của chúng ta với hy vọng rằng chúng ta có thể được giảm giá. Là người tiêu dùng, chúng ta không nhìn thấy bất kỳ giá trị nào từ dữ liệu của mình. Tuy nhiên, nó lại có nhiều giá trị đối với những người khác, nếu không thì họ sẽ không mong muốn để sở hữu nó làm gì. Mạng xã hội là một ví dụ hoàn hảo cho điều này. Chúng tôi hoàn toàn không phải nói rằng mạng xã hội có động cơ xấu. Điều chúng tôi đang đề cập đến là chúng tôi đã nhận thấy được một xu hướng, nơi mà nhiều người đang bắt đầu nhận thức được giá trị của những gì chúng ta đang có và họ bắt đầu sử dụng nó một cách nghiêm túc hơn. May mắn thay, xu hướng này cũng đang diễn ra trong nhiều tổ chức.
Sự ra đời của các công nghệ mới dường như không bao giờ kết thúc. Luôn luôn có một cái gì đó mới mẻ và thú vị để chúng ta phải trầm trồ ngưỡng mộ. Mặc dù chúng ta ghét nói về sự đột phá đầy bi quan, nhưng nếu chúng ta tạo ra những điều mới mẻ và tuyệt vời trên cơ sở dữ liệu nghèo nàn, thì chúng ta đang xây dựng một kế hoạch có tính rủi ro cao. Chúng hoàn toàn có đứng vững và hoạt động hiệu quả, nhưng chúng ta có thể tin tưởng vào chúng hơn nữa nếu chúng ta có một nền tảng dữ liệu vững chắc để xây dựng chúng.
Chúng ta vẫn luôn luôn hướng đến cái mới, táo bạo và có tầm nhìn. Đó là điều thú vị và ai lại không muốn một chút cảm giác mạnh. Đó là điều tự nhiên – nhưng hãy thử nghiệm và đưa những điều đó đến thành công bằng cách cho chúng những điểm tựa.
Dữ liệu có vai trò quan trọng đối với mỗi công ty đến mức chúng ta chắc chắn đang bắt đầu thấy một sự chuyển dịch trong cách thức đánh giá về nó. Sự ra đời của giám đốc dữ liệu (CDO) là điều cần thiết để nâng cao tầm quan trọng của dữ liệu trong một tổ chức, nó trở thành một loại tài sản như tiền, nhân lực và những cấu trúc… Điều này cũng đã chứng minh rằng chúng ta đang thức tỉnh từ sự thờ ơ đối với dữ liệu của mình.
Chúng ta cần thảo luận sự khác nhau giữa những tổ chức data-driven và những tổ chức data-enabled. Những tổ chức data-driven được dựa trên hoạt động của dữ liệu như Uber, Airbnb và Nectar; hoặc mong muốn sẽ thay đổi số phận, được định hướng nhờ những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu, để có được nhiều khách hàng hơn, giữ chân được nhiều khách hàng, gia tăng giá trị vòng đời của họ hoặc giảm chi phí vận hành. Đây là sự chuyển đổi số được định hướng bởi dữ liệu. Thực sự, đối với những công ty dữ liệu: dữ liệu là tài sản lớn của họ.
Sự chuyển đổi dựa trên data-enabled là dành cho những tổ chức muốn chuyển đổi doanh nghiệp của họ. Bằng việc sử dụng dữ liệu và tầm nhìn dữ liệu như những nhân tố kích hoạt cho điều này, những công ty này có thể tận dụng những tài nguyên của họ tốt hơn để hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh rộng rãi hơn. Như đã nói, sự chuyển đổi mà họ đã trải qua là biến đổi từ data-driven để trở thành data-enabled.
Cuốn sách này tập trung vào việc giúp những công ty trở thành data-enabled bằng cách cho độc giả thấy từng bước về cách thức mà họ đã tận dụng tối đa dữ liệu của mình. Biết được có một rắc rối nhưng không có giải pháp rõ ràng để giải quyết có thể là một tình huống đáng quan ngại. Cuốn sách này sẽ giúp bạn bằng cách cung cấp phương pháp để bạn đưa công ty mình đi đúng hướng để vận hành những tài sản mà bạn sở hữu có giá trị hơn!
Mặc dù chúng tôi cung cấp cho bạn một phương pháp tổng thể, từ đó bạn có thể biết được những bước đi quan trọng mà bạn nên thực hiện và những phương hướng cần tuân theo. Bởi vì mỗi công ty đều có đặc điểm khác nhau nên chúng tôi không khuyến khích bạn thử nghiệm và tuân thủ điều này một cách rập khuôn. Nếu bạn có thể làm được, thì chúc bạn may mắn và mong rằng nó hữu ích với bạn. Tuy nhiên, nó có thể sẽ hữu dụng hơn khi bạn tiếp thu những chiến lược, công cụ và bài học khác nhau từ việc thực sự thực thi quá trình chuyển đổi này, và áp dụng chúng theo một cách nào đó sao cho nó cộng hưởng với công ty của bạn. Không có một giải pháp nào cho mọi tình huống, nếu thế thật thì chẳng phải cuộc sống thật sẽ chán lắm sao? Một số lĩnh vực sẽ cảm thấy nó quá cồng kềnh cho một tổ chức phát triển nhanh chóng, trái lại, bạn có thể cảm thấy hấp dẫn khi nhấn mạnh về thời điểm phù hợp để kết thúc. Khi bạn suy xét đến một lĩnh vực mà tốc độ là một yếu tố cần được cân nhắc, thì bạn có thể tiếp tục với nó rồi.
Một trong những điều thú vị được cân nhắc đến khi bạn xúc tiến quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp là sự chuyển tiếp từ một tư duy chương trình sang tư duy kinh doanh như thông thường và có khả năng quay lại lần nữa. Để bắt đầu thay đổi thì nó cần thiết khi xét đến khía cạnh năng suất riêng mà bạn cần đạt được (tư duy dự án) để chuyển hướng đến một hệ quả nhất định (tư duy chương trình). Do đó, doanh nghiệp có thể chuyển sang một dạng “kinh doanh như thông thường” mới mẻ. Điều này nghe có vẻ như là một quá trình tuyến tính, nhưng không may mắn thay, cuộc sống không phải là một đường thẳng. Trên thực tế, bạn sẽ buộc phải dịch chuyển theo những yếu tố khác nhau của lối tư duy này khi bạn tiến bộ hơn, và một khi bạn nghĩ rằng bạn được thích ứng với một trạng thái vượt bậc hơn, bạn sẽ lại tiếp tục cân nhắc việc phát triển lần nữa.
Những tổ chức không chấp nhận đứng yên một chỗ, khi đó sự thay đổi là một phần của vòng đời doanh nghiệp. Những người khác nhau sẽ giải quyết tốt hơn ở những mảng khác nhau với lối tư duy này – và đó thực sự là một ví dụ hay để giải thích việc bạn cần sự đa dạng về cách tư duy của những người xung quanh bạn. Nếu mọi người suy nghĩ giống nhau, thì chúng ta sẽ cùng giỏi ở một thứ và không ai có thể giúp đỡ một tập thể khi bạn tiếp cận một mảng nào đó mà bạn không giỏi. Bạn sẽ không hình thành nên một đội bóng chỉ với một kiểu cầu thủ, vì thế bạn không làm điều tương tự đối với những đội ngũ kinh doanh của mình.
Có rất nhiều sự hoang mang xung quanh những thuật ngữ liên quan đến dữ liệu. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khi mọi người có thói quen sử dụng dữ liệu hằng ngày thì cuốn sách này trở nên dễ hiểu hơn. Để đạt mục tiêu đó, chúng tôi đã liệt kê một bảng chú giải các thuật ngữ cơ bản được dùng trong cuốn sách này.

Leave a Reply