Alex Osborn yêu thích ý tưởng. Những ý tưởng của ông đã giúp thúc đẩy công ty quảng cáo của mình, BBDO, trở thành một trong những công ty quảng cáo sáng tạo nhất ở Mỹ. Năm 1948, ông đã tiết lộ bí mật cho một quá trình đưa ra những ý tưởng và sáng tạo mới trong cuốn sách của mình, Your Creative Power: How to Use Your Imagination1 (Sức mạnh của sự sáng tạo: Cách vận dụng trí tưởng tượng của bạn).
Một trong các chương của cuốn sách, “How to Organize a Squad to Create Ideas” (Cách tổ chức một đội hình để tạo ra ý tưởng), đã giới thiệu một quy trình nhằm thu hút nhiều ý tưởng từ các nhóm người. Osborn gọi đó là quá trình brainstorm (động não). Ông đã mô tả cách thức công ty BBDO sử dụng quy trình tạo ra nhiều ý tưởng hay hơn và tốt hơn. Những ý tưởng này là điểm mấu chốt cho sự thành công của các công ty quảng cáo. Nhiều thập kỷ sau, brainstorm trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Cần ý tưởng marketing mới? Vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết? Tự hỏi làm thế nào để giành được thương vụ mới? Dù ở bất kỳ ngành công nghiệp hay lĩnh vực nào, bạn có thể đã tham gia vào các buổi brainstorm.
Kể từ khi được giới thiệu, quy trình brainstorm đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu và phê bình khác nhau, và quá trình này đã phát triển. Ví dụ, Osborn tin rằng mọi người nên trì hoãn việc đưa ra phản hồi – mọi người được khuyến khích chấp nhận tất cả các ý tưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các ý tưởng tranh luận có thể mang lại ý tưởng với chất lượng tốt hơn. Tương tự như vậy, trong khi Osborn tập trung vào tất cả mọi người cùng nhau tạo ra ý tưởng, thì nghiên cứu đề xuất rằng chúng ta nên tạo ra những ý tưởng một cách độc lập, trước khi kết hợp chúng lại với nhau.2
Trong khi Osborn làm cho kỹ thuật brainstorm trở nên nổi tiếng, ông cũng đưa ra một ý tưởng khác ít thực tế hơn vào thời điểm đó. Theo bàn luận về brainstorm của mình, ông đã nói về tư duy ý tưởng ở một quy mô lớn hơn. Ông mô tả các quy trình cho phép các tổ chức chấp nhận ý tưởng từ tất cả nhân viên của họ. Dựa trên các hệ thống gợi ý rất được ca ngợi đã được phát triển tại các nhà máy sản xuất của Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, Osborn đã cho thấy công ty của ông đã ứng dụng kỹ thuật brainstorm ở cấp độ tiếp theo như thế nào. Ông cho thấy hàng trăm nhân viên của mình đã sử dụng các hệ thống gợi ý để có được những ý tưởng tốt nhất từ mọi nơi trong công ty của mình.
Nửa thế kỷ sau khi Osborn giới thiệu cho chúng ta về kỹ thuật brainstorm, Internet đã biến đổi khả năng thu thập ý tưởng của chúng ta trên quy mô lớn. Đầu tiên, email thay thế các hộp thư góp ý bằng giấy và gỗ. Và giờ đây, các ứng dụng đang đẩy nhanh việc thu thập và đánh giá các ý tưởng trên một quy mô cho phép chúng ta đưa ý tưởng của Osborn lên một tầm cao mới. Các tổ chức trong vô số ngành công nghiệp đã chuyển đổi thành công thành các nhóm rất lớn cho ý tưởng của họ. Những đám đông trực tuyến này có thể hoạt động trong các tổ chức lớn, nhưng những người tham gia thường không phải là nhân viên chính thức của tổ chức này. Đến nay, những đám đông này đã làm việc cùng nhau để thiết kế các sản phẩm mới, cải thiện dịch vụ, tạo ra các chiến dịch marketing mới và đưa ra thị trường nhà ở có lượng khí thải carbon thấp – đây là một vài ví dụ trong số nhiều lĩnh vực. Đây là kỹ thuậ brainstorm trên quy mô lớn hơn nhiều.
Chúng tôi gọi đây là crowdstorm (huy động sức mạnh đám đông).
Giống như hoạt động brainstorm, crowdstorm đòi hỏi chúng ta phải hiểu cách tốt nhất để tổ chức quy trình thu thập và đánh giá ý tưởng. Có nhiều phần của quy trình đang được nghiên cứu. Cuốn sách này nhằm khám phá và làm nổi bật những cách tốt nhất mà chúng tôi biết để crowdstorm mang lại hiệu quả nhất. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa trên kinh nghiệm kết hợp với hơn 200 dự án và làm việc với hơn 100.000 cá nhân tham gia từ khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh vực marketing, chiến lược, thiết kế, kỹ thuật và kiến trúc. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu hàng trăm dự án từ các lĩnh vực khác và nói chuyện với một số nhà tổ chức của họ. Và chúng tôi đã tham khảo một nhóm nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng trên một loạt các ngành học – từ khoa học xã hội đến tương tác máy tính của con người – bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của các quá trình crowdstorm.
Chúng tôi đã thấy nhiều cách mà các tổ chức có thể đổi mới sáng tạo bằng cách làm việc với tài năng bên ngoài:
- đang phát minh lại các dòng sản phẩm của họ hoặc đưa ra thị trường các dịch vụ mới có thể được hưởng lợi từ các bước chúng tôi đưa ra.
- có thể sử dụng các quy trình crowdstorm để tăng khả năng tiếp cận tài năng toàn cầu trong một số lĩnh vực.
- có thể tận dụng các quy trình và công cụ mà chúng tôi thảo luận để giải quyết các sáng kiến thay đổi xã hội rộng lớn và tạo ra nhận thức về các vấn đề này.
- , chẳng hạn như công ty tư vấn và quảng cáo, có thể hưởng lợi từ nhiều ý tưởng để nâng cao khả năng hiện tại của họ, và kết nối nhóm tài năng toàn cầu của họ theo những cách hiệu quả hơn.
- muốn tạo môi trường studio ảo mới cũng có thể áp dụng tài liệu trong cuốn sách – phục hồi môi trường studio trong một thế giới trực tuyến nơi các cá nhân thường xuyên chia sẻ và đánh giá công việc.
Để làm nổi bật giá trị tiềm lực của các quy trình, chúng tôi đã bao gồm các ví dụ trải dài các ngành công nghiệp và chức năng kinh doanh, từ các công ty khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng đến một công ty năng lượng toàn cầu trong danh sách Fortune 500.
Đọc Cuốn Sách Này Như Thế Nào?
Đối với người đọc bắt đầu khám phá tiềm năng làm việc với nhân tài bên ngoài tổ chức của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đọc chương 1: Đầu tiên, hãy tìm hiểu bối cảnh. Chúng tôi cung cấp một cái nhìn tổng quan về những gì các tổ chức đang làm với tài năng bên ngoài – từ crowdsourcing đến kinh tế chia sẻ (collaborative consumption). Chúng tôi tập trung vào những lợi ích của tài năng từ bên ngoài tổ chức, đám đông, cộng đồng, và chúng tôi giải thích nơi nào crowdstorm phù hợp với một vũ trụ phát triển nhanh chóng các quy trình kinh doanh được kích hoạt bởi đám đông.
Đối với những người đã làm việc với crowdsourcing, đổi mới sáng tạo mở (innovation), đồng sáng tạo (cocreation) hoặc cộng tác đại chúng, những lợi ích có thể đã quen thuộc. Vì bạn, chúng tôi đã chi nhỏ vòng đời crowdstorm nhằm làm nổi bật các phương pháp tốt nhất để lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các dự án crowdstorm.
Hình 1.1 Vòng đời của crowdstorm
Hình 1.1 cho thấy một dự án crowdstorm có thể được tổ chức như thế nào từ việc lập kế hoạch và tổ chức thông cho đến điều hành và đánh giá (hoặc meta). Có một ngoại lệ đáng chú ý. Chúng tôi đã chuyển cuộc thảo luận về không gian trực tuyến (bao gồm vai trò của công nghệ và nền tảng) đến phần cuối của cuốn sách. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải hiểu mọi thứ làm cho crowdstorm hoạt động hiệu quả, trước khi xem xét các công nghệ kích hoạt phù hợp. Nhìn rộng ra, các chương trong cuốn sách này cố gắng trả lời các câu hỏi sau:
Chúng tôi yêu thích những khả năng của crowdstorm, nhưng chúng tôi rất hào hứng về việc đảm bảo rằng bạn có thể nhận được kết quả tốt từ quy trình này. Vì vậy, mỗi chương bao gồm các tài liệu tham khảo về nghiên cứu học thuật và các cuộc phỏng vấn, cũng như các quan sát riêng của chúng tôi. Và các khái niệm được làm rõ thông qua các câu chuyện thực tế trong mỗi chương.
Hãy Bắt Đầu
Chúng tôi không hứa hẹn rằng chúng tôi có thể cung cấp tất cả giải pháp cho những tổ chức sẽ áp dụng phương pháp crowdstorm. Những gì chúng tôi có thể giúp bạn nhận ra và tận dụng là các bước thực hiện rõ ràng để bắt đầu nhằm thu được kết quả mang tính đổi mới sáng tạo bằng cách tận dụng tài năng bên ngoài. Khám phá nghệ thuật khả thi với một cấu trúc để khai thác sức mạnh này có thể giúp bạn tạo ra ý tưởng, có được sự đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Chúng tôi yêu thích ý tưởng. Nhưng thậm chí chúng tôi còn thích đưa ý tưởng vào thực tế nhiều hơn nữa. Vậy hãy cùng bắt đầu nào.
Đây là cuốn sách được Huỳnh Hữu Tài và Hạnh Nguyễn (nhóm WeTransform) dịch. Tìm hiểu thêm cuốn sách này tại đây: http://wetransform.vn/crowdstorm/