Inbound Marketing là gì? Mọi điều bạn cần biết về Inbound Marketing

Đầu tiên tôi phải thú nhận rằng: Tôi không hiểu chính xác “Inbound Marketing” này có ý nghĩa gì?

Khi bạn không biết nhiều về nó, bạn sẽ nhanh chóng cho rằng “inbound marketing” chỉ là một thuật ngữ nào đó.

Nhưng inbound marketing đã phổ biến hơn trước đây. Đó là thử thách lớn cho outbound marketing truyền thống.

Không thuyết phục à? Để tôi cho bạn con số thống kê.

“Có đến 68% các marketing inbound cho rằng chiến lược marketing của họ hiệu quả, trong khi con số này đối với marketer outbound chỉ có 48% (ít hơn một nửa) .”

Hãy nghĩ về chiến lược của bạn.

Tôi sẽ đề cập đến những điều quan trọng cần biết khi làm marketing inbound cho doanh nghiệp.

Sẵn sàng chưa? Thắt chặt dây an toàn và khởi hành nào.

Inbound Marketing là gì?

Nếu bạn ở đây vì bạn vừa gõ “inbound marketing là gì?” vào thanh tìm kiếm google thì bạn nên biết 2 điều:

  1. Bạn tìm thấy tôi đã chính là dấu hiệu của sức ảnh hưởng Inbound Marketing. Yeahh! Thật tuyệt vời.
  2. Có lẽ bạn đang tìm kiếm định nghĩa đơn giản, nhanh chóng về inbound marketing.

Vì thế vào thẳng vấn đề thôi …

Định nghĩa Inbound Marketing:

Inbound marketing là chiến lược digital marketing tự nhiên, thu hút leads (khách hàng mới) hoặc người mua đến với doanh nghiệp khi họ đang tìm kiếm giải pháp hơn là cạnh tranh để thu hút sự chú ý.  

Tuy nhiên trước khi tìm hiểu chi tiết, các bạn cần có kiến thức cơ bản về outbound marketing.

Outbound Marketing là gì?

Outbound marketing là những gì mà mọi người hay nghĩ đến khi bạn nói mình làm marketing.

Đó là tất cả các hình thức tiếp thị truyền thống mang thông điệp như:

  • Catalogues – Danh mục sản phẩm
  • Billboards – Bảng xếp hạng
  • Radio và print advertisements – quảng cáo in trên giấy báo
  • Cold calls – những cuộc gọi tiếp thị

Thời chưa có Internet, chúng ta chưa tiếp cận với thông tin trên thế giới qua những “ngón tay”. Outbound marketing là xu hướng lúc đó. Tuy nhiên, thời đại thay đổi. Và nhiều khách hàng cho rằng outbound marketing ngày càng gặp phải nhiều bất lợi.

Nhược điểm của Outbound Marketing:

  • Đắt đỏ
  • Vô cảm
  • Khó nhắm mục tiêu
  • Khó phân tích
  • Không hướng đến hành vi khách hàng hiện đại

Tin tôi đi, thứ bạn muốn sau cùng là thoát khỏi sự thất vọng ở nơi khách hàng (mua hàng của tôi đi – Please!)

Đó là tôi chưa đề cập đến chi phí marketing outbound quá đắt đỏ. Bạn cần một khoảng đầu tư lớn trước nhưng chưa biết lợi nhuận thu về sau đầu tư là bao nhiêu.

Chi phí  cho mỗi lead của Outbound Marketing cao hơn 61% so với Inbound Marketing

Thậm chí nếu bạn tạo ra một quảng cáo hấp dẫn cho nhà hàng hamburger của mình, thì nó cũng chẳng làm tăng doanh thu. Đặc biệt nếu quảng cáo đó nằm trên tấm dán quảng cáo dành cho cộng đồng người ăn chay  

Bản chất vô cảm (không tập trung phân tích hành vi/ insight khách hàng) của chiến lược marketing outbound đã khiến nó không thể nhắm vào phân khúc thị trường cụ thể hay phân tích chiến dịch đó.

Tất cả những điều trên là lí do tại sao outbound đang phải đấu tranh để thích nghi trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên, trong khi một số người đang vội vã cho rằng outbound marketing đã quá “lỗi thời” để người dùng click hay chú ý đến thì tôi cho rằng đó là một sự “chết yểu” của outbound marketing.

Thật sự mà nói, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược theo hướng outbound kết hợp với những thống kê outbound thông minh vẫn thành công hơn những người chỉ sử dụng inbound.

Inbound Marketing có gì khác biệt?

Inbound marketing cũng giống như khái niệm về marketing truyền thống – outbound.

Nó là một ý tưởng cực kỳ đột phá, nhưng cũng trực quan và rõ ràng, mặc dù mới chỉ xuất hiện.

Đơn giản vì inbound không thể tồn tại trong giai đoạn 20 năm trước đó.

Nó chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ như Internet. Dễ dàng kết nối với mọi người và doanh nghiệp hơn.

Inbound cơ bản là:

  • Để mang lại cho người dùng cảm giác vui vẻ, muốn họ chú ý đến thông điệp của bạn, bạn phải tạo content chất lượng và trải nghiệm tốt. Để khiến người dùng thực sự muốn tìm kiếm và họ có thể tìm thấy khi họ muốn và cần nó.
  • Nếu khách hàng tiềm năng tìm bạn thông qua công cụ tìm kiếm, Facebook, youtube và hàng triệu kênh khác, thì sẽ tương tác với bạn theo từng mức độ. Họ bắt đầu thích thú hoặc cần gợi ý mua hàng từ doanh nghiệp bạn.

Khi bạn click vào mục nhận tin nhắn marketing. Chúng sẽ không ép bạn nhìn thấy khi bạn đang lái xe trên đường cao tốc hay vừa lướt qua cuốn tạp chí.

So sánh với Outbound:

Rõ ràng, điều này mang lại lợi thế cho inbound hơn là outbound.  

Với outbound, doanh nghiệp của bạn trò chuyện với những khách hàng tiềm năng trước. Còn với inbound, hoàn toàn ngược lại, khách hàng liên lạc với bạn trước tiên.

Sự trái ngược đơn giản này thay đổi hoàn toàn tính năng động của quy trình bán hàng. Bạn biết gì về những người ở đầu dây bên kia điện thoại? Và bằng cách nào để bạn lên kế hoạch chuyển đổi họ thành khách mua hàng?

Nguồn: http://www.seoservices.guru

Lý do inbound rất thành công trong những năm gần đây đó là vì …

Nó phù hợp với cách mọi người tiếp cận thông tin tự nhiên mỗi ngày.

Khách hàng hiện đại tiêu tốn nhiều thời gian vào các thiết bị điện tử hơn trước đây.

Theo khảo sát Nielsen 2016, người lớn ở Mỹ dành trung bình 10 tiếng/ ngày ngồi trước màn hình kĩ thuật số: máy tính, điện thoại, tablet,…

Khi ai đó có thắc mắc hoặc quan tâm điều gì, Google và Siri sẽ xuất hiện.

Trong khi đó, chúng ta cũng ngày càng cải tiến hơn trong việc điều chỉnh quảng cáo và kĩ thuật marketing outbound.

Các công cụ như DVR (Digital video recorder – Đầu thu hình camera) hay OnDemand để người xem tivi lướt qua nhanh quảng cáo dễ dàng khi dịch vụ phát trực tuyến như Netflix loại bỏ quảng cáo hoàn toàn.

Thậm chí tình hình tồi tệ hơn so với outbound marketing khi xem xét tình trạng quảng cáo trực tuyến.

Tỉ lệ CTR (Click through rate) – Đối với các quảng cáo hiển thị trực tuyến (hãy nghĩ về quảng cáo banner những năm 90) giảm đột ngột xuống chỉ còn dưới 0,07%

Hiện tượng “banner blindness”

Thực tế, có lẽ điều này không đáng ngạc nhiên như vậy. Vì thực tế 86% người dùng Internet dường như đều phớt lờ banner quảng cáo. Đây được gọi là hiện tượng “banner blindness”

Đa số mọi người đều vô thức phớt lờ banner quảng cáo bởi vì chúng thường “khá phiền” hoặc “không liên quan”.

Do vậy, một nửa người dùng Internet nói rằng họ không bao giờ click vào quảng cáo như vậy.

Tất nhiên, mọi thứ này chỉ liên quan nếu bạn đặt quảng cáo trước mặt mọi người ở lần đầu tiên. Điều này dần trở nên khó khăn do sự tăng trưởng của kĩ thuật chặn quảng cáo.

18% người dùng Internet ở Mỹ sử dụng phần mềm chặn quảng cáo trên máy tính.

Nếu bạn mong sự phát triển trên nền tảng điện thoại sẽ giúp bạn thoát khỏi các công cụ chặn quảng cáo, thì …

Bạn nên suy nghĩ lại. 

Bởi vì:

Trên thế giới hiện có đến 380 triệu thiết bị di động cài đặt công cụ chặn quảng cáo.

Trước những thách thức này, chúng ta cần một mô hình mới phản ánh hành vi thay đổi của người dùng. Mô hình này nên tương tác với người dùng, thay vì đẩy họ ra xa bằng các quảng cáo phiền phức, vô cảm.

Đối với nhiều doanh nghiệp, inbound marketing là mô hình mới đó. Nó cùng với sự phát triển tự nhiên của chiến lược marketing, được cập nhật cho phù hợp với hiện tại.

Nhưng chỉ vì khách hàng đến với bạn bây giờ không có nghĩa là bạn chỉ ngồi yên với một ly coca trong tay, rồi khách hàng sẽ đứng trước cửa chờ bạn.

Inbound marketing không dễ dàng:

Tin tôi đi, inbound marketing không dễ dàng chút nào.

  • Trước tiên, bạn phải nỗ lực, tạo ra nội dung nhắm mục tiêu mà khán giả của bạn sẽ thấy hấp dẫn và phù hợp với họ.
  • Sau đó bạn phải thuyết phục khách hàng tiềm năng chấp nhận lời đề xuất của bạn theo chính xác những gì họ đang tìm kiếm trên google.
  • Cuối cùng, bạn phải cung cấp sản phẩm, dịch vụ làm họ hài lòng để họ tiếp tục quay lại doanh nghiệp bạn .

Giống như outbound marketing, inbound cũng chỉ là một phương pháp phá vỡ sự lạnh nhạt ban đầu để bắt đầu trò chuyện.

Bạn vẫn phải chứng tỏ bản thân là một nơi uy tín, đáng tin cậy để khách hàng chuyển đổi sang mua hàng sau khi đọc content.

Inbound Marketing vs. Content Marketing

Tôi thường nhắc về “content” khi đề cập đến inbound.

Nhưng khoan đã …

Mặc dù nhiều công ty xem inbound marketing và content marketing như nhau, nhưng thực tế không giống chút nào.

Content Marketing

Trên thực tế, content marketing là một tập hợp con của inbound marketing – Phần vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả.

Content Marketing chính xác như cái tên của nó: tạo ra nội dung trực tuyến có giá trị, chất lượng cao nhằm cải thiện mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Content này lấy từ bài viết blog, content dạng dài, bài post trên mạng xã hội, infographic, ebook, video hay các dạng khác liên quan đến đối tượng bạn muốn tiếp cận.

Các loại content khác nhau được sử dụng để hướng dẫn mọi người mua hàng.

Content có thể chỉ ra một số “pain point – điểm đau” và mối bận tâm của khách hàng dựa vào tư duy và vị trí của họ trên hành trình mua hàng.

Content này sẽ “nuôi dưỡng” họ trong kênh bán hàng để cuối cùng đưa ra quyết định mua hàng.

Inbound Marketing

Trong Inbound, content được chia làm 3 loại dựa trên ý định của người dùng để mua hàng: top-of-the-funnel (đầu phễu), middle-of-the-funnel (giữa phễu), bottom-of-the-funnel (đáy phễu).

Top-of-the-funnel (TOFU) – Đầu phễu

Content ở đầu phễu thường có xu hướng là phần Nhận thức/ chuyển đổi và thường là dạng bài blog mà người đọc khám phá qua công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email marketing.  

Mẫu content này nên được gửi đến khách hàng rộng nhất để có thể khuyến khích số lượng chuyển đổi cao nhất  (nói cách khác, số lượng người nhiều nhất vào phễu)

Thu hút sự chú ý bằng cách thảo luận những câu hỏi hoặc “pain point” cụ thể mà khách hàng thường gặp phải. Vì bạn đang muốn tìm kiếm khách hàng để chuyển đổi sang mua hàng, bạn nên tránh các chào hàng quá mức ở giai đoạn này.

Middle-of-the-funnel (MOFU) – Giữa phễu:

Content của MOFU thường dành cho các khách hàng mới (lead) đã chuyển đổi nhưng chưa sẵn sàng mua liền.

Một số loại giá trị nhất trong content ở MOFU là các nghiên cứu bên đào tạo như webinar và ebook.

Mẫu content này có thể có yếu tố kĩ thuật và đi sâu hơn về lợi ích sản phẩm với hình thức chào hàng rõ ràng hơn.

Bởi vì sự đa dạng của lead trong giai đoạn này nên content MOFU có thể lấy từ content của TOFU và MOFU.

Bottom-of-the-funnel (BOFU) – Đáy phễu:

Content của BOFU  mà doanh nghiệp sử dụng khi lead đang ở gần đáy phễu nhưng vẫn chưa muốn mua hàng. Ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy thoải mái khi cung cấp mọi thứ như: case study, trang tính cụ thể  bản demo và bản dùng thử miễn phí.

Quay trở lại với inbound marketing …

Mặc dù inbound marketing chắc chắn có nội dung sâu sắc, có sức ảnh hưởng nhưng chỉ là một phần.

Cùng với content được mô tả ở trên, inbound gồm nhiều chiến lược thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành người mua hàng.

Inbound phụ thuộc chủ yếu vào các công cụ:

  • Calls-to-action: (Hành động) Chữ, hình ảnh khuyến khích khách hàng hành động hoặc liên lạc với doanh nghiệp sau khi đọc content.
  • Landing pages: Trang Web thuyết phục người dùng download hoặc đăng ký nhận tài liệu như ebook, hướng dẫn.
  • Forms – Biểu mẫu: Chứa thông tin khách hàng: họ tên, email, công việc, sở thích để trao đổi với content và các giá trị khác.
  • Phân tích website: Nền tảng phần mềm nắm giữ thông tin người truy cập website để theo dõi hành vi người dùng và đo lường mẫu content.
  • Phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM): Phần mềm giúp bạn lưu giữ và quản lý tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ thông qua chu kỳ bán hàng.

Nguồn: https://gtvseo.com/inbound-marketing/

Leave a Reply