Ngoài “tâm trí của người mới bắt đầu”, yếu tố tạo nên một sự khởi đầu tuyệt vời, một số đề xuất cốt lõi và các yếu tố thành công khác cũng đã được thiết lập trong cộng đồng tư duy thiết kế. Chúng tôi sẽ mô tả chúng một cách ngắn gọn dưới đây.
1. Bắt đầu với con người
Con người cùng với nhu cầu, khả năng, kinh nghiệm và kiến thức của họ sẽ chính là điểm khởi đầu cho mọi sự cân nhắc. Con người biết cảm giác vui mừng (đạt được) và thất vọng (nỗi đau) và họ có những nhiệm vụ cần phải hoàn thành.
2. Tạo ra nhận thức về vấn đề
Trong tư duy thiết kế, điều tối quan trọng là phải hiểu những gì chúng ta đang làm và một tầm nhìn lớn hơn cần được theo đuổi. Để tìm ra giải pháp, nhóm nghiên cứu phải tìm hiểu nội tại của vấn đề và hiểu sâu về nó.
3. Đội ngũ liên ngành
Sự hợp tác trong cùng một nhóm và giữa các nhóm là rất quan trọng để xem xét tổng thể về nhận định vấn đề. Các thành viên trong nhóm với nhiều những kỹ năng và kiến thức chuyên môn (mô hình chữ T) khác nhau sẽ giúp ích cho quá trình sáng tạo và phản ánh ý tưởng.
4. Thử nghiệm và nguyên mẫu
Chỉ thực tế mới có thể chứng minh được liệu một chức năng hoặc một giải pháp sẽ tồn tại. Việc triển khai các nguyên mẫu vật lý đơn giản sẽ giúp nhận được phản hồi từ những người dùng tiềm năng.
5. Hãy lưu tâm đến quá trình
Đối với công việc của nhóm, điều quan trọng là tất cả các thành viên biết rõ vị trí của nhóm đang đứng ở đâu trong chu kỳ thiết kế; đâu là những mục tiêu hiện tại cần đạt được; và những công cụ nào sẽ được sử dụng.
6. Trực quan hóa và minh họa ý tưởng
Đề xuất giá trị và tầm nhìn của một ý tưởng phải được truyền đạt khi cần thiết. Để làm được việc này, những nhu cầu của người dùng phải được giải quyết, những câu chuyện đáng nhớ phải được kể và hình ảnh phải được sử dụng khi kể một câu chuyện bất kỳ.
7. Thiên về hành động
Tư duy thiết kế không dựa trên những cân nhắc dài dòng từ cá nhân luôn ngồi một mình sau những cánh cửa đóng kín. Thay vào đó, nó tồn tại nhờ vào việc hành động (ví dụ: xây dựng nguyên mẫu và tương tác với những người dùng tiềm năng).
8. Chấp nhận sự phức tạp
Một số nhận định vấn đề sẽ khá phức tạp vì chúng ta muốn tích hợp các hệ thống khác nhau và phản hồi lại các sự kiện một cách linh hoạt và có mục đích. Tư duy hệ thống ngày càng trở thành một kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như trong trường hợp các giải pháp kỹ thuật số.
9. Đồng sáng tạo, phát triển và mở rộng quy mô kết hợp các trạng thái tinh thần khác nhau
Tư duy thiết kế giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường, những hệ sinh thái kinh doanh, những mô hình kinh doanh và những tổ chức cũng cần phải được thiết kế. Đây là lý do tại sao chúng tôi kết hợp các cách tiếp cận khác nhau với tư duy thiết kế, chẳng hạn như phân tích dữ liệu, tư duy hệ thống và khởi nghiệp tinh gọn tùy theo yêu cầu của từng hoàn cảnh.
Tư duy và các yếu tố thành công là rất quan trọng bởi vì mỗi yếu tố đều khiến chúng ta có đầy đủ khả năng để hành động và giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi phù hợp. Chính những thay đổi nhỏ trong suy nghĩ của bản thân đã giúp chúng ta có thể đặt câu hỏi theo một cách khác và nhìn nhận vấn đề từ những quan điểm khác.
Trích từ cuốn sách “The design thinking toolbox”, sách có mặt trên Amazon: https://amzn.to/3g273GB