5 XU HƯỚNG CHÍNH TRONG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO THIẾT KẾ

General Electric (GE), công ty công nghiệp lớn nhất nước Mỹ, gần đây đã thông báo rằng họ sẽ chuyển trụ sở chính từ ngoại ô Connecticut đến trung tâm công nghệ Boston. Điều thú vị là trong số 800 nhân viên sẽ đến trụ sở mới, chỉ có 200 người ở vị trí điều hành hàng đầu. Trong khi đó, 600 người còn lại sẽ là “nhà quản lý, nhà thiết kế và nhà phát triển sản phẩm công nghiệp kỹ thuật số”, theo tạp chí New York Times. Hãy cùng nói về thiết kế để biết được tầm ảnh hưởng của nó trong thế giới ngày nay.

Tín hiệu mới nhất cho thấy các tập đoàn đang dịch chuyển dần từ định hướng kỹ thuật sang định hướng thiết kế, từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm sang lấy khách hàng làm trung tâm, từ chú trọng vào thị trường sang trải nghiệm khách hàng. Dù cho họ đang bán xe ô tô, điện thoại, hay bóng đèn đi chăng nữa, các công ty đã làm cho lĩnh vực thiết kế trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp của họ. Vậy giờ thì sao? Làm sao bạn có thể vượt lên dẫn đầu khi thiết kế không còn là lợi thế cạnh tranh mà là rào cản để gia nhập? Dưới đây là năm xu hướng tại điểm giao thoa của tư duy thiết kế (design thinking) và vai trò lãnh đạo, cũng như cách thức để tận dụng chúng.

  1. TƯ DUY THIẾT KẾ LÀ CỐT LÕI CỦA SỰ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO.

Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) gần đây đã công bố cuộc khảo sát thường niên ở quy mô toàn cầu lần thứ 10 về tình trạng đổi mới sáng tạo. Các nhân vật thiết kế nổi bật hầu hết đều ở 10 công ty hàng đầu: Apple, Google, Tesla, Microsoft, Samsung, Toyota, BMW, Gilead Sciences, Amazon và Daimler. Và theo Hiệp hội Thiết kế Công nghiệp Hoa Kỳ, hầu hết những người trả lời khảo sát đều xếp hạng đổi mới sáng tạo là ưu tiên hàng đầu hoặc nằm trong top ba ưu tiên hàng đầu tại công ty của họ – tỷ lệ phần trăm cao nhất kể từ khi BCG bắt đầu đặt câu hỏi vào năm 2005.

Lời khuyên: Nếu công ty của bạn vẫn chưa áp dụng tư duy thiết kế, hãy làm điều đó ngay bây giờ. Nếu đã ứng dụng rồi như lại ở trạng thái rời rạc, hãy mã hệ thống hóa nó.

2. TƯ DUY THIẾT KẾ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRÀO LƯU, MÀ NÓ LÀ PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỐT LÕI.

Tư duy thiết kế bây giờ là một điều lệ của công ty. Klaus Kaasgaard, phó chủ tịch thiết kế trải nghiệm người dùng tại Intuit cho biết: “Tại Intuit, chúng tôi đã thiết lập một phương pháp tư duy thiết kế và chúng tôi có 1.200 nhân tố xúc tác đổi mới sáng tạo đã qua đào tạo”. “Tuy rằng lớp học ba ngày này không giúp bạn trở thành một nhà thiết kế, nhưng nó giúp truyền tải cách làm việc và suy nghĩ đó vào kinh doanh”. Tương tự, công ty toàn cầu như Philips đã kết hợp thiết kế vào phương pháp luận của mình. “Chúng tôi đã đổi tên chương trình tư duy thiết kế của mình để gọi nó là ‘đồng sáng tạo’, bởi vì đó chính xác là những gì chúng tôi làm. Nó liên quan đến xây dựng, thử nghiệm, và học hỏi”, Sean Carney giám đốc thiết kế và phó chủ tịch điều hành tại Philips nói. “Chúng tôi sử dụng nó trong kinh doanh để giải quyết một số vấn đề lớn nguy hiểm. Để thu hút giám đốc điều hành và lãnh đạo cấp độ C, chúng tôi sử dụng tư duy thiết kế và công cụ đồng sáng tạo, chúng tôi thiết kế các điều kiện, cung cấp cho họ các đối tượng”.

Lời khuyên: Hãy chọn một phương pháp về tư duy thiết kế và chia sẻ nó rộng rãi trong toàn bộ công ty.

3. CỐT LÕI CỦA TƯ DUY THIẾT KẾ LÀ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG.

Các sợi dây liên kết giữa nguyên tắc thiết kế đang dần trở nên mờ nhạt, bởi vì mỗi điểm chạm của khách hàng đều liên quan đến thiết kế. Đó là lý do tại sao cả hai công ty GE và IBM đều đang trong quá trình thuê hơn 1.000 nhà thiết kế UX (trải nghiệm người dùng): cả hai công ty đều muốn đầu tư vào việc xây dựng trải nghiệm người dùng theo định hướng thiết kế. Và đó chỉ mới là sự khởi đầu của mọi thứ. Hãy kỳ vọng các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ đẩy mạnh công việc của họ trong mọi khía cạnh của các doanh nghiệp trên thế giới trong những năm tới.

Lời khuyên: Hãy thuê các nhà thiết kế UX, ngay cả khi trải nghiệm người dùng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm của bạn.

4. CÁC TÀI NĂNG TRONG LĨNH VỰC LÃNH ĐẠO THIẾT KẾ ĐANG CÓ NHU CẦU CAO.

Một nghiên cứu gần đây của LinkedIn về các nhà quản lý chiêu mộ nhân tài cho các công ty SME cho thấy thách thức lớn nhất trong tuyển dụng vào năm 2016 là tìm được ứng cử viên giữa các nhóm nhân tài có nhu cầu cao. Các nhà lãnh đạo thiết kế, lãnh đạo UX, người lên ý tưởng thiết kế, và các nhà chiến lược thiết kế đều là các vị trí có nhu cầu cao. Không có vai trò nào quan trọng hơn đối với một công ty bất kỳ để phát triển, dù lớn hay nhỏ, ngoài vai trò lãnh đạo thiết kế và các giám đốc điều hành đang nắm bắt.

Trong quá khứ, sự cạnh tranh kinh doanh giữa các công ty là các thiết kế tốt và các thiết kế không tốt. Trong tương lai, các công ty với thiết kế tốt sẽ buộc phải cạnh tranh với các công ty có thiết kế tốt khác. Do vậy, lợi thế cạnh tranh sẽ nằm ở khả năng lãnh đạo thiết kế, chứ không chỉ riêng lẻ ở lĩnh vực thiết kế.

Lời khuyên: Hãy trao quyền lực cho các nhà thiết kế.

5.CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THIẾT KẾ THƯỜNG GIỮ HỒ SƠ KÍN ĐÁO.

Nghiên cứu của LinkedIn cũng chỉ ra rằng các công ty muốn làm tốt hơn việc tìm kiếm và thu hút các ứng cử viên thụ động – những người sẽ không chủ động thay đổi công việc. Tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo thiết kế tốt nhất thường có khuynh hướng giữ hồ sơ ở mức trung bình và những ai khoe khoang hơn thường là người mới vào ngành hoặc những người cố gắng tham gia vào cuộc chơi.

Tôi gần đây đã nói chuyện với bảy nhà lãnh đạo thiết kế hàng đầu và tất cả họ đều đồng ý với nhận định trên. Họ không muốn được tìm ra bởi các nhà tuyển dụng, họ sẽ không phản hồi email hoặc cuộc gọi từ các nhà tuyển dụng mà họ không biết, và họ tiếp tục giữ hồ sơ online của mình tương đối kín đáo. Nhưng họ coi trọng những cuộc trò chuyện ngang hàng và những người có kiến ​​thức sâu sắc về công việc của họ

Lời khuyên: Hãy chiêu mộ các nhà quản lý tuyển dụng hoặc các chuyên gia khác để tìm kiếm các nhân tài thiết kế hàng đầu.

Kim Phụng (dịch từ fastcompany.com)

Leave a Reply