XÂY DỰNG VĂN HÓA THỬ NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Trước đây, Byron Jones đã từng là một kỹ sư của NASA, anh đã đóng góp kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực quản lý sản phẩm. Quá trình làm việc tại NASA và 5 năm làm quản lý sản phẩm (product manager) tại Optimizely đã cho anh một hành trang vững chắc để đưa ra những lời khuyên cho việc xây dựng một văn hóa của việc thử nghiệm.

Jones cho rằng việc thúc đẩy thử nghiệm có thể dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ nếu bạn có một tư duy thử nghiệm và có được những thói quen mạnh mẽ này từ sớm.

Tại sao thử nghiệm lại quan trọng

Làm sao bạn biết được rằng một sản phẩm hoặc một sự thay đổi sản phẩm là thành công hay không? Chúng ta không thể để kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, đó là những con người khác nhau, những địa điểm khác nhau, những trải nghiệm khác nhau. Điều đó làm cho chúng ta gặp khó khăn trong việc tạo ra những câu chuyện từ dữ liệu. Thử nghiệm là con đường duy nhất để xác định một cách hệ thống về tính hiệu quả mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được.

Netfilx dự định xây đựng một sản phẩm nhằm tối ưu hóa khoảng thời gian sử dụng của khách hàng (Giá trị vòng đời khác hàng – CLV), nhưng họ đã nhận ra rằng họ không thể đợi trong 29 tháng để thấy ai đó dành nhiều hay ít thời gian đến lúc ngừng không sử dụng dịch vụ nữa giống như kết quả của một thí nghiệm. Cuối cùng, họ đã chuyển sang sử dụng khoa học dữ liệu để dự đoán CLV của người dùng dựa trên những thay đổi ngắn hạn trong hành vi sử dụng của họ.

Sáu thói quen trong việc thử nghiệm

Việc xây dựng “Sáu thói quen trong việc thử nghiệm” sẽ giúp công ty của bạn thu được những dữ liệu hữu dụng để đưa ra những quyết định tốt hơn và cải thiện cách xử lý vấn đề một cách nhanh chóng.

  1. Thói quen đầu tiên mà Jones đề cập đến là sự cần thiết có sự yêu cầu từ những người lãnh đạo về các kết quả của việc thử nghiệm. Jones cho biết: “văn hóa phải được xuất phát từ những cấp quản lý bên trên”, vì thế người quản lý sản phẩn phải có tiếng nói và biết quan tâm đến những thành viên trong đội ngũ của mình. Điều đó thể hiện rằng những ý tưởng được đánh giá cao và giúp họ có được sự tự tin để làm việc chăm chỉ hơn khi biết những điều mình nói được các thành viên lắng nghe.
  • Thứ hai, Jone nói rằng các nhóm có thể “bảo vệ” các ý tưởng của mình bằng cách tưởng tượng chúng như các thí nghiệm. Điều này dịch chuyển cuộc tranh luận từ những rủi ro và sự đầu tư trở thành sự kiểm định và dữ liệu, cho phép các nhóm có nhiều cơ hội hơn để tận dụng các ý tưởng đầy triển vọng.
  • Thói quen thứ ba là các nhà lãnh đạo nên luôn ăn mừng cho cả những chiến thắng và thất bại; trong khi những chiến thắng làm gia tăng lợi nhuận hoặc có các lợi ích khác thì những lần thất bại để cho các nhóm tự đánh giá, kiểm tra lại và tìm ra một giải pháp thích hợp. Jones gọi điều này là Điểm Thử Nghiệm Độc Đáo (Experimentation Singularity), nơi mà thử nghiệm trở thành sự tự củng cố.
  • Đối với thói quen thứ tư, Jones cho rằng các nhóm cần phải trang bị cho mình một tư duy thử nghiệm. Anh nói điều đó có thể đạt được bằng cách yêu cầu những người ứng tuyển trình bày một bộ số liệu, sau đó tìm ra những ứng viên có thể sử dụng tốt nhất bối cảnh để kể một câu chuyện được trích xuất ra từ dữ liệu.
  • Thói quen thứ năm liên quan đến việc chọn ra số liệu phù hợp cho việc thử nghiệm. Việc thử nghiệm cho phép các nhóm loại bỏ những phỏng đoán và đưa ra những quyết định một cách khách quan. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo số liệu đó phù hợp với những mục tiêu tối ưu hóa của bạn.
  • Thói quen thứ sáu là về việc tăng tốc độ thử nghiệm. Càng có nhiều thử nghiệm được tiến hành thì càng có nhiều ý tưởng được kiểm nghiệm trong thực tế. Một vài cách để đạt được tốc độ thử nghiệm cao là thông qua việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo, tổ chức các cuộc họp đánh giá thử nghiệm, đơn giản hóa những buổi ra mắt trải nghiệm và các yêu cầu của khách hàng, và cả tự động theo dõi việc thử nghiệm. Với những hành động này, bạn sẽ thấy được sự gia tăng về số lượng thử nghiệm và gia tăng về số lượng quyết định thành công.

Bằng việc triển khai thực hiện 6 thói quen này, bạn sẽ có thể xây dựng một văn hóa thử nghiệm trong đội nhóm và doanh nghiệp của bạn, và từ đó dẫn đến bước phát triển mạnh mẽ và đổi mới sáng tạo từ đội ngũ của bạn.

phát triển sản phẩm

Leave a Reply