WeTransform

Nike: Nền tảng kết nối và câu chuyện chưa kể

Nền tảng kết nối (mô hình Platform) đang thịnh hành trên thế giới, nổi bật là Uber, Facebook, Airbnb… Ở Việt Nam cũng có khá nhiều công ty khởi nghiệp theo mô hình platform này, ví dụ như Foody, WeFit, Lozi…
Có một điều thú vị là các công ty truyền thống (pipeline) cũng bắt kịp xu thế này bằng cách chuyển mình sang mô hình platform. Một câu chuyện thú vị như vậy được kể lại trong quyển sách Platform Revolution (Cuộc cách mạng nền tảng kết nối), tôi rất tâm đắt nên đã dịch ra tiếng Việt và post ở đây để mọi người cùng đọc.

NIKE ĐÃ CHUYỂN TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG SANG MÔ HÌNH KINH DOANH DẠNG NỀN TẢNG KẾT NỐI (PLATFORM) NHƯ THẾ NÀO?

Như chúng ta đã biết, công ty Nike hoạt động theo mô hình kinh doanh truyền thống (pipeline). Để bắt kịp xu thế, tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thế giới kinh doanh theo mô hình nền tảng kết nối, Nike đã tìm ra những cách mới mẽ để giải quyết bài toán này.

Với mô hình kinh doanh truyền thống mà Nike đang áp dụng, để mở rộng hoạt động của công ty, Nike có thể thực hiện một trong hai cách như sau. Cách thứ nhất được gọi là mở rộng theo chiều sâu, trong trường hợp này Nike cần mở rộng chuỗi cung ứng của công ty. Cách thứ hai đó là Nike có thể mở rộng theo chiều ngang bằng cách phát triển những sản phẩm mới và những thương hiệu mới.
Nhưng công ty Nike đã không làm theo cách đó. Vào tháng 1 năm 2012, Nike đã mua lại công ty FuelBand, đây là một công ty sản xuất thiết bị công nghệ đeo. Cũng giống như những công ty khác, Nike đã phát triển những ứng dụng di động (mobile app). Đây là những ứng dụng dành cho thể thao và thể hình (fitness). Nhìn về bên ngoài, chúng ta cứ tưởng rằng Nike đang phát mở rộng theo chiều ngang như phân tích bên trên, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nike đang thử nghiệm một cách tiếp cận mới, đó là áp dụng mô hình kinh doanh theo nền tảng kết nối (platform bussiness). Điều này sẽ dẫn đến một dạng phát triển mới. Một khi nhiều sản phẩm và dịch vụ kết nố với nhau, tương tác với nhau thông qua sử dụng dữ liệu thì mô hình truyền thống (pipeline) có thể bắt đầu hoạt động theo mô hình nền tảng kết nối (platform).

Như vậy khi đó những đôi giày Nike có gắn thêm thiết bị FuelBand và những ứng dụng điện thoại không còn là những sản phẩm và dịch vụ hoạt động riêng biệt nữa. Thay vào đó, chúng liên tục tương tác với nhau, tạo ra những thông tin hữu ích cho người dùng cũng như đưa ra những lời khuyên về hoạt động thể dục, chế độ tập luyện và những mục tiêu sức khỏe cho người dùng. Không giống như những công ty sản xuất thiết bị thể thao truyền thống, Nike đang ra sức xây dựng một hệ sinh thái dành cho người dùng bằng cách sử dụng những thông tin mà nó thu thập được.

Qua thời gian, nó có thể tận dụng những thông tin này để tạo ra những trải nghiệm người dùng ngày càng phù hợp hơn và hơn thế nữa nó còn kết nối những người dùng lại với nhau để tạo ra những tương tác có giá trị.
Đó chính là những bước đi đầu tiên của Nike khi công ty này thực hiện chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình nền tảng kết nối. Và Nike được xem là công ty đã có những thành công nhất định khi chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình nền tảng kết nối. Bạn có đang muốn xây dựng một nền tảng kết nối ngay tại chính doanh nghiệp của mình?

Hải Yến

Exit mobile version