[Review Sách] “Huy Động Sức Mạnh Đám Đông”: Điều Kỳ Diệu Của Đám Đông

Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với cụm từ “Brainstorm” được dịch là động não. Từ “Brainstorm” được phát minh bởi ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Ngoài Brainstorm thì ngày nay còn xuất hiện cụm từ Crowdstorm. Và tác giả Shaun Abrahamson cùng với hai tác giả khác là Peter Ryder và Bastian Unterberg đã viết ra một cuốn sách có tên là Crowdstorm được dịch là Huy động sức mạnh đám đông. Cuốn sách này cũng là sự nghiên cứu của các tác giả về Crowdstorm, chỉ ra những phương pháp cụ thể để áp dụng và những ví dụ đầy xác thực. Thông qua cuốn sách bạn sẽ giải quyết được các vấn đề thông qua đổi mới sáng tạo và ý tưởng đột phá.

Giống như hoạt động brainstorm, Crowdstorm đòi hỏi chúng ta phải hiểu cách tốt nhất để tổ chức quy trình thu thập và đánh giá ý tưởng. Có nhiều phần của quy trình đang được nghiên cứu. Cuốn sách này nhằm khám phá và làm nổi bật những cách tốt nhất mà chúng tôi biết để crowdstorm mang lại hiệu quả cao nhất. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa trên kinh nghiệm kết hợp với hơn 200 dự án và làm việc với hơn 100.000 cá nhân tham gia từ khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh vực marketing, chiến lược, thiết kế, kỹ thuật và kiến trúc. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu hàng trăm dự án từ các lĩnh vực khác và nói chuyện với một số nhà tổ chức của họ. Và chúng tôi đã tham khảo một nhóm nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng trênmột loạt các ngành học – tử khoa học xã hội đến tương tác máy tính của con người – bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của các quá trình crowdstorm.

Tổng quan về cuốn sách

Cuốn sách Huy động sức mạnh đám đông được viết bởi 3 tác giả Shaun Abrahamson, Peter Ryder và Bastian Unterberg. Cuốn sách bao gồm 11 chương chính:

Chương 1: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về bối cảnh

Chương 2: Sở hữu trí tuệ, bảo mật và thương hiệu

Chương 3: Đặt câu hỏi phù hợp

Chương 4: Ưu đãi công bằng để tạo động lực cho mọi người

Chương 5: Xây dựng liên minh

Chương 6: Chiêu mộ những người tham gia tốt nhất

Chương 7: Quản lý cộng đồng để tạo điều kiện cho những kết quả tốt

Chương 8: Tìm hiểu những đóng góp của người tham gia

Chương 9: Thống trị quyền lực của ý tưởng

Chương 10: Chọn không gian trực tuyến phù hợp

Chương 11: Meta

 Các chương trong cuốn sách sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi:

·        Cách cân nhắc lợi ích kinh doanh của việc crowdstorm với nhu cầu pháp lý, bảo mật và thương hiệu của một tổ chức.

·        Những loại câu hỏi dành cho những người tham gia crowdstorm

·        Cách thu hút một cộng đồng tham gia và trao thưởng khi họ tham gia

·        Cách tuyển dụng những người giỏi nhất để tham gia vào quy trình crowdstorm của bạn.

·        Làm thế nào một liên minh các đối tác có thể tăng cường quy trình crowdstorm.

·        Cách tổ chức người tham gia để có kết quả tốt nhất

·        Cách giám sát một cộng đồng hỗ trợ sự quản lý cộng đồng

·        Cách đánh giá kết quả

·        Các lựa chọn thay thế công nghệ để kích hoạt quy trình crowdstorm

·        Vượt xa những gì chúng ta đã chia sẻ trong cuốn sách này

Bạn nên đọc cuốn sách này như thế nào?

Điểm mình đánh giá cao ở cuốn sách này chính là trong lời mở đầu của cuốn sách sẽ gợi ý cho các bạn cách đọc cuốn sách này như thế nào. Cuốn sách chia ra làm hai đối tượng. Đó là những người mới bắt đầu khám phá tiềm năng làm việc với nhân tài bên ngoài của tổ chức mình và những người đã làm việc với crowdsourcing (huy động nguồn lực cộng đồng), đổi mới sáng tạo mở (open-innovation), đồng sáng tạo (co-creation) hoặc cộng đồng đại chúng, những lợi ích đã có thể quen thuộc.

Với nhóm người mới bắt đầu, tác giả khuyên rằng bạn nên đọc chương 1: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về bối cảnh. Vì khi đọc xong chương 1, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về những gì các tổ chức đang làm việc với tài năng bên ngoài – từ crowdsourcing đến kinh tế chia sẻ. Và tác giả nhấn mạnh, tập trung vào những lợi ích của tài năng từ bên ngoài tổ chức, đám đông, cộng đồng, giải thích nơi nào crowdstorm phù hợp với một vũ trụ phát triển nhanh chóng với các quy trình kinh doanh được phát triển bởi đám đông.

Còn đối với nhóm thứ hai, thì tác giả đã chia nhỏ vòng đời crowdstorm nhằm làm nổi bật các phương pháp tốt nhất để lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các dự án crowdstorm.

Bạn hiểu thế nào là huy động nguồn lực cộng đồng (crowdsourcing)?

Theo cuốn sách, Crowdsourcing (Huy động nguồn lực cộng đồng) là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả cách mà tổ chức làm việc với các nhóm lớn để đạt được bất kỳ hiệu quả sau cùng nào. Có thể chúng ta đã nghe đến khái niệm này được đề cập bởi Jeff Howe trên tạp chí Wired năm 2006. Tuy nhiên những ví dụ ban đầu của ông chỉ chủ yếu tập trung vào lực lượng lao động. Còn bây giờ, nguồn lực cộng đồng đã được mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ tập trung vào lực lượng lao động nữa. Cụ thể bao gồm tài sản, nguồn vốn, mạng lưới, dữ liệu.

Ý tưởng có thể là kế hoạch kinh doanh hoặc để xuất cho các chiến lược kinh doanh mới. Chúng có thể là những ngôi nhà được hiển thị đẹp mắt hầu như không khác biệt gì với hình ảnh thật sự hay các sơ đồ minh họa cách thức một phần mềm Ứng dụng để xuất có thể hoạt động và một điều cùng quan trọng không kém, đó là chàng ta quan tâm các phản ứng đối với những ý tưởng này. Chúng ta muốn tìm hiểu các cuộc đối thoại xung quanh những ý tưởng ấy để có thể cải thiện và đánh giá các ý tưởng. Cuối cùng, tất cả các ý tưởng đểu đòi hỏi một mức đầu tử nhất định, và chúng ta muốn biết được rằng những ý tưởng Phào chúng ta nên dành thời gian và nỗ lực để phát triển.

Hãy thực hiện lời hứa của bạn

Apple và Google là hai ông lớn đã làm việc với hai nhóm người tham gia bên ngoài. Và dù cơ cấu tiền lương khác nhau, nhưng cả Apple và Google đều kiểm tra để đảm bảo tính công bằng trong từng nhóm. Và trong cuốn sách cũng chỉ ra một vài yếu tố để đảm bảo sự công bằng:

· Điều khoản rõ ràng: Thiết lập các quy tắc quản lý thù lao.

Các tổ chức phải nêu rõ, củng cố và tuân thủ các kỳ vọng quan trọng về thách thức: khung thời gian, ưu đãi,quyền riêng tư, quyền sở hữu IP, động lực cho thách thức, tổ chức và nền tảng có thể và không thể làm gì với các thông tin được đăng, bình luận…

· Tính minh bạch: Giúp mọi người hiểu rõ các điều khoản cụ thể là gì, tại sao chúng ta lại theo cách này và lý do đằng sau việc ra quyết định.

 Tính toàn vẹn của cuộc thi dựa trên tính minh bạch sẽ tạo dựng niềm tin, dẫn đến sự nhiệt tình từ những nguồn tham gia bên ngoài. Làm thế nào một tổ chức bữa chọn để đối xử với quyền sở hữu trí tuệ (IP) sẽ ảnh hưởng đến việc cộng đồng bên ngoài có cảm thấy công việc của họ được đối xã Công bảng hay không.

· Theo dõi hồ sơ: Thể hiện cam kết về sự công bằng thông qua việc đưa ra những kỳ vọng.

Chúng ta phụ thuộc vào các thương hiệu để đưa ra quyết định, vì họ báo hiệu cho chúng ta những gì chúng ta có thể mong đợi trong tương lai. Các thương hiệu đáng tin cậy nhất đảm bảo với chúng ta rằng họ sẽ không chỉ hứa hẹnmà còn thực hiện nó. Các thương hiệu lớn nhất trong thời đại của chúng ta, như Google hay Apple, đảm bảo với chúng ta rằng khi chúng ta chọn đầu tư thời gian hoặc tiên vào dịch vụ của họ, chúng ta sẽ rất vui mừng với kết quả này. Họ đã thiết lập một hồ sơ theo dõi về việc thực hiện lời hứa của họ.

Đám đông đang ở đâu?

Chúng ta đang nói về huy động sức mạnh của đám đông. Vậy đám đông đang nằm ở đâu trong thế giới rộng lớn này? Theo cuốn sách thì có 3 nơi cơ bản để khai thác: nhân viên trong một tổ chức, các cộng đồng hiện có dựa trên các kỹ năng, kiến thức chuyên môn,… và công chúng. Cụ thể với từng đối tượng:

· Nhân viên trong một tổ chức: Một tổ chức có thể lựa chọn nhân viên của mình cho các dự án crowdstorm. Điều này có nghĩa là họ nhìn xa hơn các tổ chức với bộ phận chức năng, vùng địa lý và phân cấp truyền thống.

· Cộng đồng hiện có: Có rất nhiều cộng đồng mà chúng ta có thể khai thác. Theo gợi ý của tác giả thì có thể là Threadless, jovoto hoặc Innocentive. Hay các trường đại học cũng có những nhóm người có cùng sở thích và chuyên môn.

· Công chúng: Có thể là những người không liên kết với một cộng đồng cụ thể, tìm kiếm những người có liên quan trong một thử thách cụ thể.

Chiến thuật tuyển dụng cho các đám đông cụ thể

Khi chúng ta đã có đối tượng khai thác thì chúng ta phải có thêm chiến thuật tuyển dụng để mời họ tham gia. Với các đám đông cụ thể thì chúng ta có các chiến thuật sau:

· Chiến thuật cho nhân viên: Nói chuyện với nhân viên sự tham gia vào crowdstorm có nghĩa là bạn đang yêu cầu mọi người tham gia vào một tổ chức mới – đảm nhận công việc vượt trách nhiệm hiện tại của họ. Tuyển dụng đòi hỏi rằng khi bạn xây dựng nhận thức, bạn cũng phải suy nghĩ về quy trình crowdstorm sẽ hoạt động như thế nào cùng với những gì mọi người đang làm.

· Chiến thuật cho cộng đồng bên ngoài: Chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định các cộng đồng cụ thể hiện có mà bạn muốn mời trực tiếp (ví dụ, các trường đại học bọc các nhóm cụ thể quan tâm đến không gian vấn đề). Đây là một chức năng của nghiên cứu, tận dụng các thang lưới ả nhân và những chuyên gia, cũng như xác định các đối tác có thể trở thành một phần trong liên minh của thử thách và khai thác mạng lưới của họ.

Vì vậy các tổ chức cần phải lựa chọn chiến lược phù hợp với chiến lược tuyển dụng. Trong cuốn sách này các tác giả có lấy những ví dụ cụ thể về các công ty đã lựa chọn ra chiến lược phù hợp với họ như Cemex, Lego, Darpa,…

Thay lời kết

Huy động sức mạnh đám đông là cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu thêm về Crowdstorm. Và khi bạn hiểu về nó thì chắc chắn bạn sẽ giải quyết được các vấn đề thông qua đổi mới sáng tạo và ý tưởng đột phá. Cuốn sách được viết rất logic và chặt chẽ, những lập luận sắc bén kèm theo những ví dụ minh họa đầy cụ thể. Vì thế bạn sẽ dễ dàng để nắm bắt các thông tin trong cuốn sách. Hy vọng sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ mở mang và thu thập được nhiều kiến thức về Crowdstorm.

Review chi tiết bởi: Huy Dũng – Bookademy

Leave a Reply